Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng

(DS&PL) -

Người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Theo tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của bộ Y tế, người nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

1. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng

- Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi nhiễm trùng. Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.

- Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, góp phần chống lại đại dịch COVID-19, đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ cũng như cho cá nhân và gia đình người bệnh.

Ảnh minh họa.

2. Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng

Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

- Đảm bảo đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm;

- Không bỏ bữa: Ăn đầy đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ;

- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào);

- Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ;

- Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Dinh dưỡng an toàn

- Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia;

- Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh. Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng;

- Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm;

- Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Thực phẩm nên dùng

- Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn,...;

- Các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc...

- Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua...;

- Thịt các loại, cá, tôm...;

- Trứng và các sản phẩm từ trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút...;

- Dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá,...;

- Các loại rau: đa dạng các loại rau;

- Quả tươi: ăn đa dạng các loại quả.

Thực phẩm hạn chế dùng

- Mỡ động vật, phủ tạng động vật;

- Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...);

- Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt;

- Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

Việc cung cấp dinh dưỡng cho ngƣời bệnh nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

Linh Chi

Tin nổi bật