Việc trồng cây xanh trong không gian sống không chỉ mang lại vẻ đẹp tươi mát mà còn góp phần thanh lọc không khí, loại bỏ bụi mịn và các chất độc hại. Một số loại cây đặc biệt còn có khả năng hấp thụ CO₂, cung cấp oxy cả ngày lẫn đêm, nhờ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tuy nhiên, chăm sóc cây cảnh trong nhà đòi hỏi cách tiếp cận khác so với cây trồng ngoài trời hoặc trong vườn. Do điều kiện ánh sáng, độ ẩm khác biệt, việc chăm cây trong nhà sẽ cần tỉ mỉ hơn. Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng chưa hiểu rõ nguyên nhân khiến cây chậm lớn, thậm chí héo úa và chết. Nếu nắm vững một số nguyên tắc cơ bản, bạn hoàn toàn có thể giúp cây luôn khỏe mạnh và xanh tốt.
Đảm bảo đủ ánh sáng cho cây
Ánh sáng là yếu tố quan trọng hàng đầu để cây phát triển. Một số loại cây có thể chịu bóng, nhưng nhiều cây vẫn cần ánh sáng tự nhiên để duy trì khả năng sinh trưởng.
Nếu đặt cây trong phòng khách, nên bố trí cây ở nơi có ít nhất 2–3 giờ chiếu sáng tự nhiên mỗi ngày hoặc đưa cây ra ngoài phơi nắng 2–3 giờ/tuần.
Ánh sáng là yếu tố quan trọng hàng đầu để cây phát triển.
Khi cây được đặt cách xa cửa sổ trên 2 mét, lượng ánh sáng sẽ rất thấp, dễ khiến cây kém phát triển. Trong trường hợp không đủ ánh sáng tự nhiên, bạn có thể sử dụng đèn chiếu sáng chuyên dụng (daylight) để hỗ trợ quá trình quang hợp. Dù vậy, ánh sáng tự nhiên vẫn luôn mang lại hiệu quả tốt hơn, giúp cây khỏe, lá xanh và tươi.
Cung cấp lượng nước vừa đủ
Tưới nước đúng cách là yếu tố quan trọng để cây không bị úng hoặc khô héo. Tùy vào từng loại cây, bạn cần điều chỉnh lượng nước phù hợp. Đặc biệt, nên dùng nước sạch, nhiệt độ phòng.
Bạn có thể kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách sờ nhẹ hoặc ấn vào bề mặt. Nếu đất còn ẩm, chưa cần tưới thêm. Khi tưới quá nhiều, cây dễ bị thối rễ; ngược lại, thiếu nước sẽ làm lá héo, chuyển nâu.
Với cây đặt trong nhà, chỉ tưới khi thấy đất khô. Vào mùa hè, nên phun sương 2 lần/ngày; mùa đông, giảm còn 1 lần/ngày để tăng độ ẩm, rửa sạch bụi và hỗ trợ quang hợp.
Nên sử dụng chậu có đĩa lót bên dưới để thoát nước dễ dàng, thuận tiện di chuyển. Ngoài ra, dùng bình xịt để phun lên lá giúp cây tươi mát hơn.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Bón phân đúng cách sẽ thúc đẩy cây phát triển khỏe mạnh. Trung bình, nên bón phân tổng hợp loãng khoảng 5% mỗi nửa tháng một lần. Bên cạnh đó, nước vo gạo cũng là nguồn dưỡng chất tự nhiên rất tốt.
Không nên lạm dụng phân bón quá mức, vì sẽ khiến cây phát triển mất kiểm soát, phá dáng và có thể dẫn đến chết cây. Bón quá ít lại khiến cây thiếu chất, còi cọc.
Bón phân đúng cách sẽ thúc đẩy cây phát triển khỏe mạnh.
Phòng trừ sâu bệnh
Khi phát hiện cây có dấu hiệu bệnh (như phấn trắng), nên lau sạch lá và gốc bằng cồn trước khi sử dụng các loại thuốc hữu cơ để xử lý. Trường hợp nặng, cần đưa cây ra ngoài để trị bệnh, tránh ảnh hưởng không khí trong nhà.
Tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu hóa học trong không gian kín, thay vào đó có thể sử dụng thuốc diệt muỗi để kiểm soát sâu hại.
Thay chậu và trồng lại định kỳ
Khi cây phát triển lớn, cần sang chậu hoặc trồng lại ít nhất 1 lần mỗi năm, tốt nhất vào mùa xuân hoặc đầu hè.
Khi nhấc cây ra khỏi chậu, hãy lắc nhẹ để loại bỏ đất cũ. Nếu bầu rễ quá chặt, dùng dao lớn cắt xung quanh thành và đáy chậu. Sau đó, thêm đất mới vào đáy, đặt cây trở lại, rồi tiếp tục bổ sung đất xung quanh. Lưu ý lựa chọn loại đất phù hợp với từng loại cây.
Không trồng cây chứa độc tố
Một số cây dù đẹp mắt nhưng lại chứa chất độc, có thể gây hại cho sức khỏe. Cần tránh trồng các loại cây sau trong nhà:
- Cây mã tiền: Quả nhìn giống cam nhưng chứa độc tố rất mạnh, ăn nhầm có thể gây co giật, tê liệt, thậm chí tử vong.
- Vạn thiên thanh: Lá, quả, nhựa cây đều chứa độc; tiếp xúc có thể gây dị ứng, ngứa, nặng hơn có thể tê liệt hoặc ngộ độc.
-Trúc đào: Toàn bộ cây đều có độc; tiếp xúc có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
*Thông tin mang tính tham khảo