Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những lễ hội đầu xuân đặc sắc tại miền Bắc

(DS&PL) -

Từ mùng 3 Tết, các lễ hội đầu xuân bắt đầu diễn ra, dự kiến thu hút nhiều lượt người tham gia.

Từ mùng 3 Tết, các lễ hội đầu xuân bắt đầu diễn ra, dự kiến thu hút nhiều lượt người tham gia. 

Mỗi năm cả nước ước tính có khoảng 9.000 lễ hội lớn nhỏ rải rác khắp mọi miền Tổ quốc. Trong đó, miền Bắc chiếm đa số. Hầu hết các lễ hội đều diễn ra vào mùa xuân, nhiều nhất là vào tháng Giêng.

Ông bà ta xưa có câu "tháng Giêng là tháng ăn chơi", tới ngày nay, dù bộn bề công việc nhưng người Việt vẫn thu xếp thời gian để hòa mình vào những lễ hội khắp mọi miền Tổ quốc.

Từ mùng 3 Tết, các lễ hội đầu xuân bắt đầu diễn ra, dự kiến thu hút nhiều lượt người tham gia. Dưới đây là một số lễ hội đầu xuân đặc sắc tại miền Bắc:

Hội Gò Đống Đa

Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Ảnh: Tiền phong

Hội diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán tại Gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện rõ tinh thần thượng võ.

Lễ hội chùa Hương

Đây là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp  Xuân về. Theo thông lệ, ngày khai hội từ mồng 6 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3. 

Trong những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng ngàn thuyền khách. Du khách đến chùa Hương không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật, mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.

Lễ hội thờ Tản Viên Sơn Thánh

Việc tục thờ Tản Viên Sơn Thánh được công nhận nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đối với công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn.

Năm nay, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh diễn ra trong 3 ngày mồng 8, 9, 10 tháng Giêng với các chương trình lễ hội như: các trò chơi dân gian, chợ quê ẩm thực...

Đặc biệt, vào ngày chính hội, mồng 10 tháng Giêng, sẽ diễn ra Lễ đón nhận Bằng Tục thờ Tản Viên Sơn thánh là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, khai hội Tản Viên Sơn Thánh.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, có lịch sử diễn ra từ thế kỷ X trên quê hương vua Lê Đại Hành.

Sau nhiều năm thất truyền, lễ hội Tịch Điền được khôi phục năm 2009 vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch.

Phần lễ gồm lễ cáo yết xin thành hoàng cho mở lễ hội tại Đình Đọi Tam, Lễ rước nước, Lễ Sái tịnh tại khu vực Đàn tế Thần nông, Lễ cầu an, Lễ Rước kiệu và Lễ Tịch Điền.

Lễ hội đền Gióng

Khai hội vào ngày 6 th hàng năm. Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thanh Gióng trước khi bay về trời.

 Lễ hội  diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng

Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài thánh Gióng, chùa Non nước và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.

Lễ hội chợ Viềng

Chợ Viềng diễn ra vào nửa đêm, nhưng từ chiều mùng 7 tháng giêng hàng năm, du khách các nơi lại nườm nượp đổ về hội chợ Viềng ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định). Đây là phiên chợ chỉ diễn ra 1 lần trong năm, được gọi là chợ mua hàng cầu may.

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Du khách đổ về Yên Tử (Quảng Ninh) để được chạm tới ngôi chùa làm bằng đồng nằm trên đỉnh non thiêng.

Năm nay, lần đầu tiên lễ khai hội được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Trúc Lâm thuộc dự án Khu trung tâm lễ hội Yên Tử.

Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, biểu diễn các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử… sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn.

Lễ hội Lim

Hội Lim với hoạt động nổi bật là các màn hát quan họ giao duyên trên bến, dưới thuyền. Ảnh: Dân trí

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng  hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.

Hội Lim là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bờ, dưới bến.

Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm...

Khai ấn đền Trần

Lễ hội diễn ra tại đền Trần - Nam Định, là một trong những lễ hội khai xuân lớn nhất trong năm, diễn ra từ ngày 11-16 tháng Giêng.

Ngoài lễ phát ấn lúc giữa đêm 14 và mở đầu ngày 15 tháng giêng, lễ hội còn tổ chức xen kẽ các hoạt động hội truyền thống gồm múa lân, múa rồng, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật...

Lễ hội Bà Chúa Kho

Khai hội vào ngày 14 tháng Giêng, nhưng từ đầu năm, mỗi ngày, khu đền Bà Chúa Kho (tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh) luôn chật kín người.

Đa số người làm ăn đến hành lễ “vay vốn” đền Bà Chúa Kho với mong muốn cầu cho công việc trong năm mới được suôn sẻ, phát đạt.

Theo truyền thuyết Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh) nơi bà sinh ra.

Còn ở các trang ấp, đều có đền thờ. Tại xã Cổ Mễ, nhân dân làm đền thờ bà Chúa tại núi Kho, nên còn có tên là đền thờ bà Chúa Kho.

Hội Xoan (từ 7 – 10 tháng Giêng)

Diễn ra tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ, Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng.

Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu

Diễn ra tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc từ ngày 16-17 tháng Giêng.  Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa nhất (tương truyền có từ thời Hùng Vương) còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ, không có những toan tính cay cú ăn thua của con người, không có việc trâu bị tiêm thuốc kích thích, không có cá cược...

Hội mở mặt

Hội Mở mặt diễn ra ở xã Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng âm lịch. Theo tương truyền, các cô gái làng Phục Lễ nổi tiếng xinh đẹp nhưng quanh năm chít khăn vuông đen, che kín mặt. Ngay cả khi lấy chồng, nhiều cô vẫn e ngại không chịu bỏ khăn.

Hội Minh thề

Lễ hội Minh thề diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm tại Miếu thờ Thành hoàng bản thổ thuộc thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Lễ hội là sự kết hợp giữa tín ngưỡng với giáo dục đạo lý nhân cách. Nhiều người gọi đây là lễ hội “chống tham nhũng” bởi hịch văn Minh thề quy định lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của công.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật