Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những con sâu tre ngoe nguẩy khiến nhiều người rùng mình nhưng chế biến xong lại cho vị béo ngậy, giòn tan

(DS&PL) -

Sâu tre được coi là món ăn đặc sản của người dân vùng cao Thanh Hóa bởi độ thơm ngon, béo ngậy, giòn tan mà ít món nào sánh được.

Sâu tre được coi là món ăn đặc sản của người dân vùng cao Thanh Hóa bởi độ thơm ngon, béo ngậy, giòn tan mà ít món nào sánh được.

Ai đã từng lên huyện miền núi Mường Lát (Thanh Hóa) chắc hẳn đều được thưởng thức những món ăn được chế biến từ sâu tre như sâu xào, sâu chiên giòn…

Đúng như tên gọi, sâu tre là loại sâu sống trên cây tre non (măng), phổ biến là măng nứa trên những vạt rừng Mường Lát. Khi cây măng nứa đã cao quá đầu người cũng là lúc những con sâu trưởng thành và vào độ béo nhất.

Sâu tre thường chỉ xuất hiện từ tháng 10-12 Âm lịch.  Muốn tìm loại sâu này, người dân phải dựa vào những lỗ nhỏ trên thân tre, rồi nhìn sang lá, măng để xác định. Sâu tre là loại khó kiếm, nếu chỉ nhìn một bộ phận của cây tre, khả năng bổ ra sẽ không có sâu ở trong đó. Nhưng nếu tìm đúng, trung bình mỗi lóng tre sẽ cho đến cả đĩa sâu tre trắng sữa, thân bóng nhẫy, to bằng đầu đũa, độ dài chừng hai đốt ngón tay.

Sâu tre có vị thơm ngon, giòn tan khó cưỡng. Ảnh minh họa

Có 2 kiểu chế biến sâu tre, một là đem phơi khô trước khi chế biến, hai là luộc qua, rồi chờ sâu cứng lại trước khi nấu (cách này làm sâu giữ được chất ngon).

Món  ngon nhất, đơn giản và hấp dẫn là sâu tre xào lá chanh. Cách chế biến khá đơn giản. Sâu tre rửa sạch, ướp muối, hạt nêm, cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành củ băm, trút nhộng vào chảo đảo nhanh tay, khi thấy sâu chuyển sang màu vàng nhạt, cho lá chanh thái chỉ đảo đều. Thế là hoàn tất món sâu tre xào lá chanh. Vị béo của sâu lẫn trong gia vị, tẩm ướp khiến sâu tre càng thêm thơm ngon, hấp dẫn.

Bên cạnh việc xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày, sâu tre xào còn thường được dùng làm mồi nhậu trong những dịp hội họp, lễ Tết.

Sâu tre không chỉ được người H’Mông dùng chế biến món ăn mà nó còn được dùng để ngâm rượu.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, các loại côn trùng, sâu bọ, trong đó có sâu tre khi đã chết thường sinh ra độc tố hoặc trên cơ thể côn trùng có thể bị nhiễm nấm độc, có protein lạ... rất dễ gây dị ứng, ngộ độc. Biểu hiện cụ thể sẽ là mẩn ngứa, chóng mặt, buồn nôn... Vì vậy, trước khi chế biến, cần ngâm các loại côn trùng vào nước muối pha loãng hoặc vào nước vôi trong để chúng thải hết độc từ ruột ra ngoài, ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc khi ăn.

Hà Linh (T/h)

Tin nổi bật