Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những bệnh dịch khủng khiếp nhân loại từng phải đối mặt trước COVID-19 - Phần 2: Vaccine đầu tiên ra đời

(DS&PL) -

Trước mối đe dọa dai dẳng từ dịch bệnh, vaccine được ra đời như một thứ "vũ khí" hiện đại bảo vệ con người.

Trước COVID-19, trong quá khứ nhân loại từng đối mặt với nhiều đại dịch chết chóc, cướp đi sinh mạng hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đến trăm triệu người.

Bệnh đầu mùa

Bệnh đậu mùa là bệnh đặc hữu của châu Âu, châu Á và Arab trong nhiều thế kỷ. Đây là một mối đe dọa dai dẳng với tỉ lệ cứ 10 người nhiễm bệnh thì có 3 người chết.

Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong ở các lục địa này không là gì so với những gì virus đậu mùa gây ra tại châu Mỹ, khi chúng đến lục địa này cùng những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên vào thế kỷ 15.

Các dân tộc bản địa của Mexico và Mỹ khi đó không có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với bệnh đậu mùa. Do đó, rất nhiều người bản địa đã chết do virus này.

“Không một thảm kịch chết chóc nào trong lịch sử có thể so sánh với những gì xảy ra ở châu Mỹ khi 90-95% dân số bản địa bị xóa sổ trong vòng một thế kỷ. Mexico từ 11 triệu dân trước cuộc xâm chiếm, chỉ còn lại 1 triệu người”, Giáo sư lịch sử Mockaitis cho hay.

Tranh vẽ bác sĩ Jenner tiêm thử nghiệm vaccine phòng đậu mùa cho một cậu bé.

Nhiều thế kỷ sau, bệnh đậu mùa trở thành dịch bệnh do virus đầu tiên được chấm dứt bằng vaccine.

Vào cuối thế kỷ 18, bác sĩ người Anh Edward Jenner phát hiện ra rằng những người vắt sữa bò bị nhiễm một chủng virus đậu mùa nhẹ hơn gọi là "đậu bò", không bị bệnh đậu mùa nữa. Từ đó, ông nảy sinh suy nghĩ lây căn bệnh "đậu bò" sang cho người để chống lại bệnh đậu mùa.

Ông thí nghiệm bằng cách lấy mầm bệnh "đậu bò" từ một người phụ nữ nhiễm bệnh, rồi cấy chúng lên tay 1 bé trai khỏe mạnh. Sau 1 tuần mắc bệnh "đậu bò" thì đứa trẻ khỏe mạnh hoàn toàn. 1 năm sau, ông thử cấy mầm bệnh đậu mùa vào đứa trẻ này thì cậu bé hoàn toàn không mắc bệnh.

Từ đó, ông virus "đậu bò" từ các con bò mắc bệnh, làm chúng yếu đi rồi tiêm số virus này vào máu người. Từ đó những người được tiêm chủng không mắc bệnh đậu mùa nữa.

Đó cũng được xem là công nghệ vaccine phòng bệnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, cũng phải đến năm 1980, tức gần 2 thế kỷ sau phát minh trên, Tổ chức Y tế Thế giới mới tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ hoàn toàn khỏi Trái đất.

HIV/AIDS

HIV là một loại virus gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS). Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Cộng hòa Congo vào năm 1976. HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, qua việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm với người nhiễm và lây từ mẹ sang con: trong giai đoạn mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú.

Thế giới chung tay phòng chống AIDS.

Theo số liệu do WHO công bố cuối năm 2019, kể từ khi dịch HIV/AIDS bùng phát, 75 triệu người đã nhiễm HIV và khoảng 32 triệu người đã tử vong vì virus gây chết người này. Tính đến cuối năm 2018, thế giới có 37,9 triệu người đang phải chung sống với HIV. Ước tính, hiện có khoảng 0,8% người ở độ tuổi 15-49 trên toàn cầu nhiễm HIV. Châu Phi là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này. Cứ trong 25 người trưởng thành tại châu Phi thì lại có một người nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV tại “lục địa đen” chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm trên thế giới.

Đến nay, HIV vẫn là vấn đề y tế cộng đồng lớn của toàn thế giới. Tuy nhiên, nhờ có các biện pháp ngăn chặn, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV hiệu quả, thế giới có thể kiểm soát tốt hơn đại dịch này và người nhiễm HIV có cơ hội sống khỏe mạnh và lâu hơn.

Dù vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm cho người nhiễm HIV nhưng các nhà nghiên cứu đã sáng chế loại thuốc ARV có khả năng làm giảm sự sinh sôi, nảy nở của HIV trong cơ thể người.

Cúm A/H1N1

Cúm A/H1N1 là lần gần nhất WHO tuyên bố đại dịch, trước khi COVID-19 xuất hiện.

Trước COVID-19, lần gần đây nhất WHO công bố đại dịch là cách đây 10 năm, sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện một chủng cúm chưa từng xuất hiện trước đó trong cơ thể người. Đó là virus cúm A/H1N1 gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cúm A/H1N1. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lan nhanh trong cộng đồng. Khác với cúm mùa thông thường, virus cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Chủng virus cúm A/H1N1 này được phát hiện lần đầu vào tháng 4/2009 tại Mỹ và nhanh chóng lây lan khắp thế giới. Hai tháng sau, WHO đã công bố bùng phát đại dịch cúm toàn cầu. Sau khi đại dịch này chính thức chấm dứt vào tháng 8/2019, cúm A/H1N1 được coi là bệnh cúm mùa thông thường và đã có thuốc, vaccine phòng ngừa.

CDC ước tính, Mỹ đã ghi nhận gần 61.000 ca nhiễm và gần 12.500 ca tử vong do cúm H1N1, trong khi thế giới có đến 575.400 người tử vong vì đại dịch này.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật