Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cho lao động đã tiêm 1 liều vaccine được đi làm

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

Một nội dung đáng chú ý được các doanh nghiệp "kêu cứu" tới Chính phủ liên quan tới việc xây dựng lộ trình từng bước để mở lối đi cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại từng phần, trong bối cảnh người lao động đã bắt đầu được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ.

Ngày 29/8, cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã kêu gọi 5.000 chữ ký vào lá đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, các bộ trưởng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhằm đề xuất giải pháp "gỡ khó" cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài. Tính đến 15h15'ngày 30/8, đơn kiến nghị của các doanh nghiệp đã nhận được 1.630 chữ ký online.

Trong đơn kiến nghị, đại diện các doanh nghiệp chỉ ra thực trạng khó khăn của các đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể như việc phải ngừng hẳn hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hạn chế hoạt động, chi phí tăng cao do những phát sinh xét nghiệm 3 ngày 1 lần, ăn ở cho người lao động khi thực hiện 3 tại chỗ; tạm ngừng hoạt động, nhưng vẫn phải trả chi phí mặt bằng, kho bãi, bảo hiểm xã hội, trả lương cho người lao động; nhiều doanh nghiệp có doanh thu cán mốc 0%... 

"Chúng tôi tha thiết đề nghị Chính Phủ quan tâm chỉ đạo, và định hướng các cơ quan ban ngành trực thuộc, khẩn cấp ban hành quyết sách cứu doanh nghiệp, để Doanh nghiệp yên tâm đồng hành cùng Chính Phủ vượt qua đại dịch", đơn kiến nghị viết.

Đề xuất công nhân được đi làm khi tiêm đủ 1 mũi vaccine

Một nội dung đáng chú ý được các doanh nghiệp "kêu cứu" tới Chính phủ liên quan tới việc xây dựng lộ trình từng bước để mở lối đi cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại từng phần, trong bối cảnh người lao động đã bắt đầu được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ.

Cụ thể, các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ cho phép người lao động được đến văn phòng, công ty, nhà máy... để làm việc khi đã tiêm đủ 1 mũi. Bên cạnh đó, người lao động và đại diện các doanh nghiệp (CEO, ban lãnh đạo - PV) được phép di chuyển đến các tỉnh khác để làm việc sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhấn mạnh các cá nhân đều sẽ phải thực hiện nghiêm túc quy định 5K của bộ Y tế nếu đề xuất trên được thông qua. 

Trước đó, trao đổi với PV ĐS&PL, nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ quan điểm ủng hộ đề xuất cho phép người lao động, cũng như CEO, đại diện doanh nghiệp được trở lại làm việc nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine người COVID-19.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết: "Tôi thấy đề xuất này rất tốt. Những người đứng đầu doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc và các lao động tiêm đủ 2 mũi vaccine và đã trải qua một khoảng thời gian đủ để cơ thể sinh ra kháng thể thì nên đi làm lại. Đây là việc làm cần thiết để họ có thể tiếp tục đóng góp vào công tác sản xuất”, ông Hiếu nêu ý kiến.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính, cho rằng việc thí điểm cho phép người lao động được trở lại làm việc sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine là cần thiết, giúp khôi phục chuỗi cung ứng vốn đang bị đứt gãy.

“Cá nhân tôi thấy đề xuất hợp lý, không có vấn đề gì. Doanh nghiệp có thể tái sản xuất, thực hiện hợp đồng tồn đọng, từ đó tạo ra doanh thu, cũng như khẳng định uy tín đối với khách hàng trong nước và thế giới”, ông Thịnh nói rõ.

Cũng theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, người lao động là đối tượng được hưởng lợi khi có công ăn việc làm, thu nhập. Tạo điều kiện cho người đứng đầu doanh nghiệp cũng như người lao động được đi làm khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine là điều cần thiết. “Rõ ràng đây là đề xuất có lợi không chỉ cho doanh nghiệp, mà còn cả xã hội. Đây là điều ai cũng mong muốn tại điểm hiện dịch bệnh diễn biến phức tạp”, PGS.TS cho biết.

Nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ cho lao động đã tiêm 1 liều vaccine được đi làm.

Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 3 nhóm vấn đề chính

Đối với chính sách liên quan đến người lao động, các doanh nghiệp đề nghị cho tạm ngừng đóng BHXH ít nhất đến 6 tháng sau khi công bố hết dịch, không áp dụng phạt đối với các doanh nghiệp không có khả năng đóng BHXH trong thời kỳ đại dịch.

Các doanh nghiệp đồng thời mong muốn được miễn giảm 100% phí BHXH của doanh nghiệp và người lao động trong thời gian đại dịch phải ngừng hoạt động và giãn cách xã hội. Cùng với đó, doanh nghiệp đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ khẩn cấp đối với người lao động đã và đang hoàn thành đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho đến hiện tại.

Đối với chính sách thuế và chi phí, các doanh nghiệp mong muốn được miễn thuế VAT trong năm 2021, giảm 50% thuế VAT trong 2 năm kế tiếp 2022-2023, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2021 và giảm 30% thuế TNDN 3 năm liền kể từ khi công bố hết dịch.

Các doanh nghiệp đề xuất được chấp nhận tất cả các loại chi phí phát sinh trong đại dịch mà doanh nghiệp phải bỏ ra như xét nghiệm, chi phí chống dịch và "3 tại chỗ".

Đối với chính sách tài chính - ngân hàng, các doanh nghiệp kiến nghị được hỗ trợ gói ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp tối thiểu 4% tương đương gói hỗ trợ năm 2008-2009 từ ngày 1/8/2021 đến 12 tháng sau công bố hết dịch.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng kiến nghị cho phép thực hiện chính sách khoanh nợ, giãn nợ (cả gốc và lãi) đối với các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động và gặp khó khăn không có khả năng thanh toán do đại dịch kéo dài; khoanh nợ gốc và giảm lãi suất từ 2-3% kể từ 1/8/2021 đến 6 tháng sau khi Chính phủ công bố hết dịch đối với các doanh nghiệp còn lại.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bày tỏ cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn Luật cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Ưu tiên bố trí Quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, thủy sản, hải sản tập trung cho DNNVV; Tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận, thuê đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho DNNVV, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo...

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Nhân Văn

Tin nổi bật