Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhân viên bị ông chủ sa thải chỉ vì tắt điện thoại sau giờ làm việc

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Vì không liên lạc được với nhân viên nên ông chủ tức giận yêu cầu cắt thưởng và trừ lương để làm gương cho toàn bộ nhân viên. Người đàn ông sau đó đã lên tiếng giải thích tuy nhiên ông chủ cho rằng người này đang cãi lời mình nên lập tức cho anh ta nghỉ việc.

Theo 163, người đàn ông họ Lý đã bị chủ một nhà máy sản xuất nhỏ ở Thâm Quyến, Trung Quốc sa thải chỉ vì không nghe điện thoại của người này.

Được biết công việc của anh Lý hàng ngày là chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo trì hệ thống máy móc của nhà máy. Vì có tay nghề cao hơn nên anh Lý thường đảm nhận xử lý những “ca” phức tạp hơn.

Vào cuối tháng 7 năm nay, anh Lý vừa đến công ty thì được ông chủ gọi vào văn phòng hỏi chuyện. 

Trước đó một hôm, chủ nhà máy đã liên lạc cho anh Lý vì có việc gấp cần xử lý. Tuy nhiên, sau khi tan làm vào lúc 17h30, anh Lý đã tắt điện thoại nên không nhận được cuộc gọi trên.

Thời điểm đó, thiết bị điều khiển chính của nhà máy gặp trục trặc khiến toàn bộ hệ thống máy móc phải ngừng sản xuất. Phần việc này chỉ anh Lý mới có thể khắc phục.

Nhân viên bị ông chủ sa thải chỉ vì tắt điện thoại sau giờ làm việc. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên vì không liên lạc được với anh nên việc sản xuất của nhà máy đã bị trì trệ trong suốt một đêm, gây tổn thất khá lớn.

Cũng vì việc này mà chủ nhà máy tức giận, yêu cầu cắt thưởng và trừ lương của anh Lý trong tháng sau để làm gương cho toàn bộ nhân viên. Không những thế, người chủ này còn cảnh cáo sẽ đuổi việc anh Lý nếu còn có thái độ vô trách nhiệm.

Anh Lý sau đó đã lên tiếng xin lỗi và giải thích cho sơ suất của mình: “Thưa sếp, tôi rất lấy làm tiếc vì sự việc hôm qua. Tuy nhiên sự việc xảy ra sau giờ làm, việc tôi tắt điện thoại và không nhận được cuộc gọi của sếp không thể gọi là vô trách nghiệm được. Tôi được trả lương 20.000 NDT cho số giờ làm việc ở nhà máy và luôn cố gắng làm tròn bổn phận nhân viên của mình. Còn thời gian sau giờ làm là thời gian riêng tư của tôi, sẽ thật vô lý nếu anh trừ lương và dọa đuổi việc khi tôi không thể làm việc vào lúc đó”.

Ngay sau khi dứt lời anh Lý đã bị chủ đuổi việc. Lý do được đưa ra là do người này cho rằng anh Lý đang cố gắng cãi lời.

Sau khi đuổi việc người có tay nghề tốt nhất tại nhà máy, người chủ này đã tăng lương cho hầu hết nhân viên kỹ thuật. Ngoài ra để đảm bảo tiến độ sản xuất, người này còn thuê thêm kỹ thuật viên và đồng thời trả một mức lương hậu hĩnh.

Người mới cũng sẵn sàng làm thêm giờ sau khi hết giờ làm, nhưng đòi hỏi sếp phải thưởng thêm 3.000 NDT cho mỗi lần tăng ca. Sau khi tính toán, nhận thấy mức lương tăng ca mà nhân viên này “đòi hỏi” còn cao hơn tiền thuê người ngoài về để sửa chữa nên chủ xưởng đã không đồng ý.

Nhà máy lại tiếp tục đăng tin tuyển dụng. Lần này người đứng đầu nhà máy mong muốn một người có thể làm việc 24/24 cho công ty. Đồng thời, người này nếu có thể đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc sẽ được nhận mức lương cao 35.000 NDT.

Sau 1 thời gian dài không có ai ứng tuyển, chủ nhà máy vô cùng lo lắng vì tình hình hoạt động bắt đầu đi xuống trầm trọng.

Trên thực tế, việc anh Lý rời đi đã gây ra tổn thất nặng nề cho nhà máy.

Để tìm cách phục hồi, không còn cách nào khác, ông chủ này đành phải liên lạc lại với anh Lý để thương lượng và mời anh về làm việc lại cho công ty. Tuy nhiên, anh Lý đã tìm được chỗ làm mới nên một mực từ chối thiện ý của sếp cũ. Lúc này, chủ nhà máy mới bắt đầu ân hận vì trong lúc nóng giận đã sa thải một nhân viên giỏi, để giờ công ty phải lâm vào cảnh khốn đốn.

2 tháng sau đó, nhà máy phải tạm đóng cửa để cải tổ. Nhiều nhân viên cũng xin nghỉ công việc đã gắn bó nhiều năm nay để đi tìm cho mình một chân trời mới.

Trường hợp của anh Lý không phải là trường hợp duy nhất ở Trung Quốc. Trước đó cư dân mạng Trung Quốc "dậy sóng"vì câu chuyện nữ nhân viên bị đuổi việc vì trả lời tin nhắn của sếp muộn... 3 phút.

Cụ thể, theo người phụ nữ này, công ty đã đưa ra thông báo nghỉ lễ trong nhóm làm việc vào tối ngày 10/4 vừa qua và yêu cầu mọi người trả lời trước 19h30 tối hôm đó, nếu không trả lời đúng giờ sẽ được coi là "từ chức tự nguyện".

Nhưng do đã hết giờ làm việc lại đang ăn tối với bạn, mải nói chuyện nên người phụ nữ không để ý tin nhắn trong nhóm chat công việc, đến 19h33 phút mới phát hiện và vội vàng trả lời.

Cư dân mạng cho rằng việc nhân viên không trả lời tin nhắn sau giờ làm hoặc trả lời muộn dẫn đến bị đuổi việc là hành động đi quá giới hạn. Ảnh minh họa.

Nào ngờ, đáp trả lại tin nhắn của nữ nhân viên lại là cấp trên của cô, giọng đầy bực tức mắng chửi: "Cô đang chọc tức tôi đấy à?"

Hơn nữa, đến 3h sáng, người cấp trên này lại nhắn tin vào nhóm công việc, yêu cầu những nhân viên trả lời muộn phải báo cáo về văn phòng vào ngày hôm sau kèm theo bản kiểm điểm, văn bản kiểm tra. Tuy nhiên, do tin nhắn gửi quá muộn, lúc đó người phụ nữ đã ngủ, tới sáng ra xem tin nhắn cũng không kịp chuẩn bị.

Khi đến công ty, cô bị sếp gọi vào văn phòng chửi mắng thậm tệ rồi đuổi việc. Quá đỗi bức xúc, cô đã khiếu nại lên đoàn thanh tra lao động địa phương. Trong lúc chờ kết quả, cô cũng quyết định công khai mọi chuyện lên mạng xã hội để cộng đồng có thể phân xử.

Ngay khi tin tức được đưa ra, cư dân mạng đã xôn xao bàn luận: "Làm sếp mà nghĩ mình là vua đúng không?", "Ước gì công ty này sớm phá sản", "Nhiều ông chủ bây giờ nghĩ rằng mình có quyền lực vô hạn, không có lề lối, không làm theo liệt, nghĩ rằng nhân viên như người hầu, gọi là đến đuổi là phải đi, mong đoàn thể sớm vào cuộc, bảo vệ quyền lợi người lao động".

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật