Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhà đầu tư Trung Quốc và Hong Kong âm thầm rải tiền, thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp Việt

(DS&PL) -

Đầu tư từ Trung Quốc, Hong Kong vào Việt Nam có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Đầu tư từ Trung Quốc, Hong Kong vào Việt Nam có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm, đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hong Kong dẫn đầu trong danh sách này với tổng vốn đầu tư 6,45 tỉ USD (trong đó, có 3,85 tỉ USD mua cổ phần vào Công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 59,7% tổng vốn đầu tư của Hong Kong). Nhà đầu tư Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,52 tỉ USD, chiếm 19% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,21 tỉ USD, chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư.

Tiếp đến là các nhà đầu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản,... Trong đó, đầu tư từ Trung Quốc, Hong Kong có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể, đầu tư từ Trung Quốc tăng gần hai lần, từ Hong Kong tăng 3,94 lần so với cùng kỳ 2018.

 Quỹ đầu tư Trung Quốc  Gaoling trở thành cổ đông lớn của Vinacafe. Ảnh: Nhà đầu tư

Vài năm trở lại đây, nguồn vốn từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung các ngành dệt may, da giày, bất động sản, xây dựng, nhiệt điện và khai khoáng…

Việc nhà đầu tư Trung Quốc tăng mạnh lượt góp và số vốn vào mua cổ phần doanh nghiệp Việt cho thấy họ tận dụng khá tốt thời cơ, đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang trong giai đoạn cổ phần hoá, bán vốn.

Điển hình, tại Đồng Nai, dự án Khu đô thị Đại Phước Lotus do VinaCapital làm chủ đầu tư, vừa được bán phần lớn cổ phần cho China Fortune Land Development (CFLD), Tập đoàn xây dựng và kinh doanh bất động sản của Trung Quốc.

Cụ thể, hai quỹ đầu tư do VinaCapital quản lý là VOF cùng VNL đã bán toàn bộ cổ phần tại Đại Phước Lotus - một dự án phát triển nhà ở và khu dân cư tại Đồng Nai cho CFLD. Thương vụ này mang về cho VOF khoản doanh thu thuần 16,5 triệu USD (374 tỷ đồng). Trong khi đó, với tỷ lệ sở hữu cao hơn, phía VNL thu về 48,8 triệu USD (1.105 tỷ đồng).

Thâu tóm C.P Việt Nam cũng là một trong những thương vụ nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Công ty mẹ CPG ở Thái Lan đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ ở CP Việt Nam (71%) sang cho công ty con - Công ty Pokphand (CPP) trụ sở ở Hong Kong. Thương vụ chuyển nhượng trị giá 609 triệu USD được công bố vào năm 2011.

Và còn nhiều thương vụ M&A có giá trị lớn do công ty Trung Quốc tiến hành, dưới dạng mua cổ phần chi phối có thể kể đến như Tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần (96,9 triệu USD) từ một tập đoàn Việt Nam để đồng sở hữu Liên doanh Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh.

Công ty TNHH Firstland (Trung Quốc) trở thành cổ đông lớn của Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ lệ sở hữu 5,63% một lần nữa khiến giới đầu tư càng khẳng định về xu hướng “thâu tóm” của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật