Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguyên tắc vàng trong chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị

(DS&PL) -

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết hiện nay có khoảng 30% số bệnh nhân ung thư bị chết do cơ thể bị suy kiệt.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết hiện nay có khoảng 30% số bệnh nhân ung thư bị chết do cơ thể bị suy kiệt. Vì vậy việc có một chế độ ăn uống đúng nguyên tắc sẽ giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe để điều trị ung thư tốt hơn.

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hóa chất truyền vào trong cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Qua đó cũng ngăn chặn được sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh, hóa chất gây ra nhiều biến chứng vì hóa trị ung thư như: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, chuyển hóa chất dinh dưỡng suy giảm,... Từ đó không cung cấp được đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể để đáp ứng được với quá trình điều trị.

Lúc này người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng càng sớm càng tốt để có thể bù đắp sự thiếu hụt chất và duy trì sức khỏe để tiếp nhận điều trị một cách tốt nhất. Dưới đây là một vài nguyên tắc dành cho bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị.

Bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe luôn được khỏe mạnh

Nguyên tắc trong quá trình chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị

1. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: chất đạm, vitamin, khoáng chất, tinh bột, lipid,...

2. Thay đổi các món ăn thường xuyên.

3. Chia các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.

4. Tăng cường các món ăn mà bệnh nhân thích ăn. Uống nhiều nước.

5. Động viên, khích lệ người bệnh trong các bữa ăn.

6. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn..

7. Giúp bệnh nhân hoạt động, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.

Một vài cách giúp bệnh nhân ung thư kiểm soát được các triệu chứng do hóa trị

1. Khi bệnh nhân có cảm giác buồn nôn nên ăn các loại thực phẩm:

+ Ăn đồ ăn khô: bánh quy, bánh mỳ,..

+ Ăn nhạt, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

+ Để phần nửa trên của cơ thể được nâng cao sau mỗi bữa ăn.

+ Vệ sinh răng miệng trước và sau khi ăn.

+ Nên ăn trước khi thực hiện điều trị.

- Tránh ăn các thực phẩm:

+ Đồ ăn quá cay, nóng

+ Đồ ăn cứng khó tiêu hóa.

+ Đồ ăn có mùi nặng.

+ Đồ có chứa nhiều dầu mỡ

+ Uống trong lúc ăn.

+ Nằm ngay sau khi kết thúc bữa ăn.

+ Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến.

2. Khi miệng khô

- Ăn kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt.

- Ăn thức ăn mềm, lỏng

- Thường xuyên uống nước

Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng khô miệng và giúp cơ thể đào thải được độc tố ra bên ngoài

- Tránh sử dụng ống hút

- Tránh uống và thức ăn có nhiều đường.

3. Khi chán ăn, mất cảm giác ngon miệng

- Lên thực đơn cho bệnh nhân ung thư theo từng ngày, từng tuần.

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

- Hãy thử thay đổi đổi các món mới.

- Chọn các món ăn có mùi hấp dẫn.

- Trang trí món ăn thật bắt mắt để kích thích vị giác của bệnh nhân.

- Luôn sẵn sàng có các món ăn để bệnh nhân muốn ăn là có ngay.

4. Khi bệnh nhân bị thay đổi khẩu vị.

- Ăn thức ăn mát, nguội thay vì ăn nóng.

- Bổ sung các loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh để kích thích vị giác cho bệnh nhân. Ngoại trừ trường hợp bệnh nhân bị lở loét miệng.

- Cho thêm đường vào các món ăn để bệnh nhân không cảm thấy chua, đắng ở miệng.

- Vệ sinh răng miệng trước và sau khi ăn.

- Có thể sử dụng nước trà hoặc nước gừng trước khi ăn để cải thiện vị giác.

- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất kẽm vào khẩu phần ăn cho bệnh nhân ung thư: sò, ốc, cua, trứng,... Bởi nguyên nhân gây ra tình trạng thay đổi khẩu vị là do thiếu kẽm.

Khi thực hiện được các nguyên tắc trên bệnh nhân ung thư có thể giảm thiểu được nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng giúp hạn chế được một số triệu chứng của quá trình hóa trị gây ra.

Phạm Hưng

Tin nổi bật