Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguyên nhân và giải pháp khi thẻ tín dụng bị từ chối

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Vượt quá hạn mức, thẻ hết hạn, hoặc lỗi hệ thống đều có thể khiến thẻ tín dụng bị từ chối. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý.

Thẻ tín dụng mang lại nhiều tiện ích trong việc mua sắm và thanh toán, nhưng đôi khi bạn có thể muốn hủy thẻ tín dụng vì nhiều lý do khác nhau. Ngoài ra, có nhiều lý do thẻ tín dụng bị từ chối và phải xử lý thế nào khi thẻ bị từ chối?

Chi tiêu hết hạn mức cho phép

Một trong những nguyên nhân chính khiến thẻ tín dụng bị từ chối là do hạn mức tín dụng đã bị sử dụng hết. Nếu bạn đã chi tiêu hết số tiền được cấp trên thẻ, việc thanh toán tiếp theo sẽ không thể thực hiện được.

Giải pháp: Thường xuyên kiểm tra số dư tín dụng để biết hạn mức còn lại được sử dụng. Điều này sẽ giúp chủ thẻ phát hiện nhanh chóng những giao dịch bất thường và báo ngân hàng xử lý. Thanh toán toàn bộ số tiền đã tiêu dùng để được gia hạn lại hạn mức tín dụng (nếu đã chi tiêu hết 100% hạn mức của thẻ).

nguyen-nhan-va-giai-phap-khi-the-tin-dung-bi-tu-choi-1.jpg

Tài khoản tín dụng bị đóng

Ngân hàng phát hành thẻ của bạn có quyền đóng tài khoản thẻ tín dụng với vô vàn lý do, thông thường nhất chính là chậm thanh toán thẻ tín dụng nhiều lần. Hoặc có thể do bạn đang có khoản nợ tín dụng ở mức quá lớn.

Thông thường, ngân hàng sẽ tiến hành gửi email, tin nhắn hoặc gọi điện cho khách hàng trước khi đóng thẻ để chủ thẻ kiểm soát được tình hình. Rất có thể ngân hàng đã gửi email, tin nhắn hoặc gọi điện mà bạn lại vô tình bỏ qua.

Giải pháp: Bạn nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để biết lý do thẻ tín dụng bị từ chối thanh toán và giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Thẻ tín dụng hết hạn sử dụng

Ngoài ra, thẻ tín dụng của bạn có thể đã hết hạn sử dụng mà bạn chưa kịp nhận thẻ mới. Khi đó, bạn cần kiểm tra lại ngày hết hạn trên thẻ và liên hệ với ngân hàng để yêu cầu cấp thẻ mới. Thông thường, ngân hàng sẽ gửi thẻ mới trước khi thẻ cũ hết hạn để đảm bảo quá trình thanh toán không bị gián đoạn.

Giải pháp: Liên hệ với ngân hàng để gia hạn thẻ tín dụng. Tốt nhất nên tiến hành gia hạn thẻ tín dụng 3 tháng trước khi hết hạn. Ngoài ra, người dùng có thể đến trực tiếp ngân hàng để được hỗ trợ phát hành thẻ mới.

Nhập sai thông tin thanh toán

Việc nhập sai thông tin thanh toán cũng là một lý do khiến thẻ tín dụng bị từ chối. Đôi khi, chỉ cần nhập sai một chữ số trong số thẻ, tên chủ thẻ, mã CVV hoặc ngày hết hạn cũng đủ để giao dịch không thành công.

Giải pháp là kiểm tra kỹ lại các thông tin thanh toán trước khi xác nhận giao dịch, đảm bảo rằng tất cả thông tin đều chính xác.

Thẻ có dấu hiệu bị xâm phạm

Trong quá trình quản lý, khi ngân hàng thấy những giao dịch bất thường từ thẻ của bạn, ngân hàng sẽ khóa tạm thời để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp bị kẻ xấu lén sử dụng. Trong thời gian này, ngân hàng sẽ tạm thời từ chối tất cả các giao dịch phát sinh từ thẻ của bạn.

Giải pháp: Liên hệ với ngân hàng để xác nhận tài khoản thẻ của bạn vẫn ổn, yêu cầu ngân hàng cho phép bạn sử dụng thẻ để tiếp tục thực hiện các giao dịch.

nguyen-nhan-va-giai-phap-khi-the-tin-dung-bi-tu-choi-1.jpg

Thẻ tín dụng hoặc thiết bị đọc thẻ tín dụng bị hỏng

Nếu không bảo quản đúng cách, thẻ tín dụng hoàn toàn có thể bị hỏng. Một số trường hợp có thể xảy ra như thẻ bị xước chữ số, mã thanh toán, thẻ bị ướt hoặc bị biến dạng do nhiệt độ cao, chip thẻ hỏng, dải băng thẻ hỏng,... Những vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng quẹt thẻ thanh toán.

Bên cạnh đó, đôi khi nguyên nhân còn đến từ thiết bị đọc thẻ của người bán bị lỗi hoặc chưa được cài đặt đúng cách.

Giải pháp: Nếu thẻ tín dụng bị hỏng cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được cấp thẻ mới. Nếu thiết bị đọc thẻ tín dụng bị hỏng, hãy yêu cầu nhân viên cửa hàng kiểm tra và điều chỉnh lại máy POS hoặc thay thế thiết bị đọc thẻ khác.

Điểm giao dịch không chấp nhận thẻ do ngân hàng phát hành

Thẻ tín dụng có thể bị từ chối tại một số điểm giao thanh toán ở nước ngoài, khi thanh toán quốc tế với yêu cầu thẻ nghiêm ngặt hơn. Chẳng han, một số website chỉ cho thanh toán bằng thẻ phát hành tại quốc gia đó.

Giải pháp: Kiểm tra địa điểm thanh toán chấp nhận thẻ tín dụng loại nào, thẻ Visa hay Mastercard hay American express. Sau đó sử dụng loại thẻ phù hợp để thanh toán. Liên hệ với ngân hàng để xác nhận nguyên nhân thẻ bị từ chối.

Thẻ tín dụng có giới hạn về số tiền giao dịch

Một số thẻ tín dụng có giới hạn về số tiền giao dịch tối đa trong ngày hoặc trong tháng. Nếu bạn thực hiện một giao dịch vượt quá giới hạn này, thẻ của bạn sẽ bị từ chối.

Để khắc phục, bạn nên kiểm tra lại các giới hạn này trong điều khoản sử dụng của thẻ và nếu cần, liên hệ ngân hàng để tăng giới hạn giao dịch.

Lỗi kỹ thuật từ phía ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán

Lỗi kỹ thuật từ phía ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cũng có thể khiến thẻ tín dụng bị từ chối. Trong trường hợp này, bạn nên thử lại giao dịch sau một thời gian hoặc thử thanh toán bằng một phương thức khác.

Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, hãy liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ.

Tin nổi bật