Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người thân của cán bộ thi hành án được bảo vệ khi thi hành công vụ

  • Khánh Ngân
(DS&PL) -

Người thân của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được bảo vệ như vợ chồng, cha,mẹ đẻ, cha mẹ vợ...theo quy định của pháp luật.

Người thân của người thi hành công vụ được bảo vệ

Ngày 26/9, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái có những trao đổi xung quanh Quy định số 183-QĐ/TW về bảo vệ cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vừa được Bộ Chính trị ban hành.

Theo đó, Quy định 183-QĐ/TW gồm 4 Chương, 14 điều, quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc bảo vệ cũng như những hành bị cho là vi phạm, xâm phạm cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Cụ thể, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án được bảo vệ gồm: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; cơ quan có thẩm quyền quản lý, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

Ảnh minh họa.

Người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được bảo vệ gồm: Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, chánh án, phó chánh án toà án; thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan quản lý và cơ quan thi hành án hình sự, dân sự; điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, chấp hành viên, giám thị, phó giám thị, giám định viên tư pháp, cán bộ điều tra, kiểm tra viên, thư ký toà án, thẩm tra viên, cán bộ thi hành án hình sự, cán bộ thi hành án dân sự và người có thẩm quyền khác trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hoạt động tố tụng, thi hành án theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Hành vi vi phạm, xâm phạm cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án là các hành vi trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của cơ quan, tổ chức; xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm đến an ninh, an toàn, trật tự, uy tín, sự tôn nghiêm của cơ quan, tổ chức; vị trí công tác, việc làm, uy tín, danh dự, nhân phẩm, bí mật, an toàn thông tin, dữ liệu cá nhân, tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Thông tin, dữ liệu cá nhân của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được bảo vệ gồm: Các dữ liệu cơ bản, dữ liệu cá nhân nhạy cảm và các thông tin cá nhân khác liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được bảo vệ an toàn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định cũng nêu rõ: Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án là việc áp dụng các biện pháp bảo vệ những công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác liên quan đến chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phong, thăng cấp bậc hàm, danh hiệu của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Quyền, lợi ích hợp pháp khác của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được bảo vệ gồm: Các quyền, lợi ích của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Người thân của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được bảo vệ gồm: Vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ (chồng), mẹ vợ (chồng), cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm bôi nhọ, vu cáo cán bộ thi hành án

Về những hành vi vi phạm, xâm phạm cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án bị nghiêm cấm, Quy định 183 quy định rõ nghiêm cấm hành vi xâm phạm, đe doạ xâm phạm an ninh, an toàn, trật tự, uy tín, sự tôn nghiêm đối với trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và địa điểm diễn ra các hoạt động tố tụng, thi hành án.

Các hành vi xâm phạm, đe doạ xâm phạm an toàn tài sản, hồ sơ, tài liệu, phương tiện, trang thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các cơ sở giam giữ, các kho bảo vệ vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản có liên quan đến vụ án, vụ việc; Tấn công mạng, đường truyền dữ liệu, chiếm đoạt thông tin, dữ liệu điện từ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án; Làm lộ, lọt thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án, gây ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc lộ, lọt thông tin cần được giữ bí mật trong quá trình bảo vệ theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước… cũng nằm trong danh mục bị nghiêm cấm.

Cán bộ thi hành án và người thân sẽ được bảo vệ khi thi hành công vụ. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, Quy định 183 cũng nghiêm cấm hành vi khiếu nại, tố cáo, phản ánh, lan truyền các thông tin có nội dung bịa đặt, sai sự thật nhằm kích động, bôi nhọ, vu cáo, vu khống, xúc phạm uy tín, sự tôn nghiêm, danh dự, nhân phẩm của cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí công tác, việc làm của người thi hành công vụ.

Nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn để trả thù, trù dập, gây ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí công tác, việc làm hoặc can thiệp, cản trở, tác động để người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái quy định.

Ngoài ra, việc chỉ đạo, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án che giấu, không báo cáo, báo cáo sai sự thật, báo cáo không đầy đủ, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, quy trình nghiệp vụ cũng được xác định là hành vi vi phạm.

Đáng chú ý, Quy định 183 điểm mặt rõ hành vi “Thiếu trách nhiệm, cố ý chậm trễ trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án” là hành vi bị nghiêm cấm.

Quy định cũng nêu các biện pháp phòng ngừa rủi ro, loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc bảo vệ cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ được bảo vệ trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái cho biết rất phấn khởi trước sự quan tâm của Bộ Chính trị đối với lực lượng thi hành công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong đó có lực lượng thi hành án dân sự.

Theo ông Nguyễn Quang Thái, thi hành án dân sự là một nghề rất đặc thù, nhiều rủi ro và cần có những cơ chế bảo vệ hiệu quả. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có một quy định đầy đủ, chi tiết, toàn diện như thế về bảo vệ cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tin nổi bật