Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người sáng tạo "quái vật" Momo đau lòng khi nghệ thuật hóa tiêu cực

(DS&PL) -

Nhà điêu khắc người Nhật cảm thấy "có trách nhiệm" và đau lòng khi sáng tạo của mình trở thành "quái vật" Momo reo rắc nỗi sợ hãi cho trẻ em.

Nhà điêu khắc người Nhật cảm thấy "có trách nhiệm" và đau lòng khi sáng tạo của mình trở thành "quái vật" Momo reo rắc nỗi sợ hãi cho trẻ em.

Vào khoảng tháng 8/2018, trào lưu nhắn tin cho một thực thể có tên "Momo" thông qua ứng dụng Messenger hoặc WhatApps bắt đầu rộ lên ở một vài quốc gia khu vực Mỹ Latin như Argentina, Mexico, Mỹ, Pháp, Đức… Sau khi kết nối với Momo bằng một số điện thoại được cung cấp, người dùng sẽ nhận được nhiều hình ảnh bạo lực, máu me và những thử thách bắt buộc phải thực hiện, kèm với đó là lời đe dọa trừng phạt các nạn nhân nếu không tuân lệnh.

Đối tượng mà thử thách Momo, còn gọi là Momo Challenge, nhắm đến là giới trẻ, đặc biệt là trẻ em, những người có vấn đề tâm lý như trầm cảm, căng thẳng, có thể dễ dàng làm theo những lời xúi giục đầy rẫy những hiểm họa tiềm tàng.

Đến nay, Momo thậm chí xuất hiện trên Youtube Kids, đã và đang reo rắc sự sợ hãi, phẫn nộ đối với con trẻ và các bậc phụ huynh trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Momo reo rắc nỗi kinh hoàng cho trẻ em toàn thế giới.

Tên thực sự của Momo ban đầu là Auntie Bird hay còn được gọi là Chim mẹ - một con quái vật bí ẩn trong truyền thuyết của đất nước Trung Quốc.

Truyền thuyết nhắc tới Auntie Bird hay Momo là nói đến một con quái vật luôn xuất hiện vào ban đêm. Bình thường, Momo sẽ là một người phụ nữ nhưng khi đêm về, chúng gắn những chiếc lông vũ lên người để biến thành chim và đi săn mồi là những đứa trẻ nhỏ và làm hại.

Sự đặc biệt về hình dáng ấy nhanh chóng thành điểm thu hút rồi phổ biến ở Nhật Bản. Sau này, hình ảnh Momo đã được một nghệ sĩ Nhật Bản là Keisuke Aisawa điêu khắc lên và đưa ra triển lãm hồi năm 2016 với chủ đề "Ghost Gallery" tại Ginza.

Theo tờ The Sun, nhà điêu khắc người Nhật cho biết anh cảm thấy mình "có trách nhiệm" trong việc một mẫu vật do anh tạo ra đã trở thành công cụ bị đem ra hù dọa và gây ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em trên mạng trong thời gian qua.

Keisuke cho biết anh đã vứt bỏ tác phẩm điêu khắc của mình, vốn được làm từ cao su và dầu tự nhiên, vào mùa thu 2018.

"Cha đẻ" Momo nói rằng nó "đã chết" và trẻ em không cần phải sợ hãi nữa. Ảnh: The Sun

"Nó đã mục nát rồi nên tôi đã vứt nó đi. Mọi người, những đứa trẻ giờ có thể yên tâm bởi Momo đã chết và lời nguyền sẽ biến mất", Aiso nói. Anh đồng thời cho biết cảm thấy đau lòng vì sáng tạo của mình lại gây tiêu cực cho trẻ em.

"Bản thân tôi có một chút mâu thuẫn. Những thứ tiêu cực đang xảy ra khiến tôi cảm thấy buồn bực, song là một nghệ sĩ, tôi cũng có chút phấn khích khi đứa con tinh thần phổ biến trên khắp thế giới", anh nói. "Đó cũng không phải là kiệt tác gì, nên tôi bất ngờ khi nó nổi tiếng".

"Tôi tạo ra nó vào ba năm trước. Lúc nó còn ở trong phòng trưng bày, tôi rất thất vọng vì không nhận được nhiều sự chú ý. Đến khi Momo nổi tiếng, tôi rất vui nhưng niềm vui không đã kéo dài lâu" - nhà điêu khắc chia sẻ.

Ngoài ra, Keisuke Aisawa cho biết anh nhận được nhiều tin nhắn chì chiết, đe dọa sau khi Momo nổi tiếng khắp thế giới với những thông điệp tiêu cực.

Vi An (T/h)



Tin nổi bật