Hình ảnh về hiện tượng lại xảy ra ở lưỡi của một nữ bệnh nhân (60 tuổi) đến từ Nhật Bản được đăng tải tạp chí British Medical Journal Case Reports của Vương Quốc Anh. Theo các bác sĩ, da mặt của người phụ nữ cũng chuyển sang màu xám và lưỡi được bao phủ bởi những sợi lông có màu đen hoặc nâu khiến bà ấy vô cùng đau đớn.
Lưỡi của người phụ nữ chuyển sang màu đen và có lông. Ảnh: BMJ
Người phụ nữ sau đó được giới chuyên môn chẩn đoán là mắc chứng “lưỡi lông đen” (BHT) - một tình trạng vô hại thường xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc và uống rượu nhiều gây ra. Nhưng đôi khi hiện tượng này cũng có thể xuất hiện vì thuốc kháng sinh làm thay đổi mức độ vi khuẩn trong miệng.
Trong trường hợp này, người phụ nữ đã được kê sử dụng 100 mg thuốc kháng sinh minocycline mỗi ngày để giảm tác dụng phụ của hóa trị khi điều trị ung thu trực tràng. Các bác sĩ trong báo cáo cho biết da của người phụ nữ bị tổn thương do minocycline, chất này có xu hướng chuyển sang màu đen khi bị oxy hóa và có thể dẫn đến đổi màu da.
Phải mất 6 tuần sau khi thay đổi thuốc và không dùng minocycline nữa, sức khỏe của bệnh nhên mới có dấu hiệu dần cải thiện. Các đốm đen kèm lông trên lưỡi của bà cũng đã dần biến mất. Các bác sĩ đã phân loại đây là một trường hợp y tế hiếm gặp và ghi lại những kiến thức quan trọng. Đầu tiên, họ khuyên đội ngũ y tế kiểm tra thuốc của bệnh nhân trong trường hợp tăng sắc tố.
Thứ hai, thuốc minocycline được xác định là nguyên nhân có thể gây tổn thương da, lưỡi đen và có lông cùng với chứng tăng sắc tố trong một số trường hợp cụ thể.
Và cuối cùng, các bác sĩ nhận thấy rằng việc thay đổi loại thuốc có thể giúp da và lưỡi của bệnh nhân trở lại bình thường nhưng cần thời gian dài để tình trạng đổi màu và tổn thương da được cải thiện.
Phương Uyên (The The Mirror)