Thận có chức năng lọc, đào thải nước và các sản phẩm cặn bã trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như ure, creatinine, axit uric, các chất độc phenol... Đồng thời, thận giúp điều hòa thăng bằng nội môi, điều hòa nước, chất điện giải, muối.
Khi có tổn thương thận mạn tính, người bệnh sẽ gặp các rối loạn bao gồm: buồn nôn, nôn, phù do tăng kali, ure, giảm creatinine, natri; tăng phospho máu, rối loạn chuyển hóa canxi, vitamin D dẫn tới loãng xương; thiếu máu; có thể rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp...
Vì thế, những người mắc bệnh thận cần chế độ ăn uống được theo dõi nghiêm ngặt. Chế độ dinh dưỡng tốt cho thận sẽ giúp thận khỏe hơn, làm chậm quá trình oxy hóa và tiến triển của bệnh.
Người bị bệnh thận nên ăn gì?
Súp lơ (bông cải)
Đây là loại rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin K, folate và chất xơ.
Súp lơ còn giàu chất chống oxy hóa và kháng viêm, quan trọng nhất, chúng chứa ít kali và protein. Trong 62gr bông cải tươi chỉ chứa hàm lượng 9,3 mg natri, 88 mg kali, 20mg photpho và 1gr protein.
Súp lơ còn giàu chất chống oxy hóa và kháng viêm, quan trọng nhất, chúng chứa ít kali và protein.
Bí ngô
Người bị thận yếu cần cung cấp lượng tinh bột lớn để tăng năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, các thực phẩm giàu tinh bột thường chứa nhiều đường, trong khi khả năng lọc đường ở cầu thận bị suy giảm. Lúc này, bí ngô trở thành loại thực phẩm “cứu cánh” cho những ai chưa biết thận yếu nên ăn gì.
Bí ngô chứa hàm lượng tinh bột dồi dào nhưng rất ít đường. Nó giúp giảm nhẹ quá trình lọc ở cầu thận, giảm chỉ số đường huyết trong cơ thể.
Việt quất
Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa anthocyanin, có thể bảo vệ chống lại bệnh tim, tiểu đường và các bệnh khác. Chúng cũng chứa ít natri, phốt pho và kali. Một ly việt quất tươi (148gr) chỉ chứa 1,5gr natri, 114mg kali, 18gr phốt pho.
Ớt chuông đỏ
Trả lời cho câu hỏi, thận yếu nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục chức năng,các bác sĩ cho rằng bệnh nhân nên bổ sung ớt chuông vào bữa ăn hàng ngày.
Loại rau này rất giàu vitamin A, B6, C, chất xơ cùng các yếu tố vi lượng như kali, natri. Đặc biệt, trong thành phần của ớt chuông có chứa nhiều lycopene,hợp chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng khôi phục các tế bào thận bị suy yếu.
Nho đỏ
Nguồn cung cấp chất chống oxy hóa flavonoid, giúp giảm viêm nhiễm và chống lại bệnh tim, tiểu đường và các tình trạng sức khỏe khác.
Nguồn cung cấp chất chống oxy hóa flavonoid, giúp giảm viêm nhiễm và chống lại bệnh tim, tiểu đường và các tình trạng sức khỏe khác. Hàm lượng protein chỉ ở mức 0,5mg.
Các loại thực phẩm giàu omega 3
Acid béo Omega 3 mang lại khả năng kháng viêm, giảm đau và làm chậm quá trình tổn thương tại thận vô cùng hiệu quả.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng cung cấp nguồn protein chất lượng cao, thân thiện với thận và ít phốt pho.
Tỏi
Tỏi mang lại lợi ích dinh dưỡng cho người bệnh thận. Tỏi cũng là nguồn cung mangan và vitamin B6 tốt. Tỏi còn có các hợp chất lưu huỳnh đặc tính chống viêm.
Rau xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh có chứa nhiều phytochemical, thioxyanat, glucosinolate và indoles giúp loại bỏ các tế bào gốc tự do và các chất độc, cặn bã có trong cơ thể. Ngoài ra, loại rau màu xanh đậm sẽ có hàm lượng omega 3 cao hơn các loại rau khác. Bệnh nhân nên ăn chúng mỗi ngày để hỗ trợ đắc lực cho quá trình lọc máu ở cầu thận.
Hành tây
Hành tây giúp tăng hương vị cho món ăn thay muối và không chứa natri. Xào hành tây với tỏi, dầu ô liu và các loại thảo mộc có thể tăng thêm hương vị cho món ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thận.
Hành tây cung cấp vitamin C, mangan và vitamin B, bao gồm cả folate. Chúng cũng chứa các sợi prebiotic, giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Hành tây giúp tăng hương vị cho món ăn thay muối và không chứa natri.
Củ cải
Củ cải rất cần cho chế độ ăn uống dành cho người bệnh thận. Chúng chứa rất ít kali và phốt pho nhưng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như folate và vitamin A.
Dứa
So với cam, chuối hoặc kiwi, dứa có hàm lượng phốt pho, kali và natri thấp hơn, có thể dùng làm món ngọt, món tráng miệng bổ sung vào thực đơn người bệnh thận.
Dứa cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin A dồi dào, có chứa bromelain – một loại enzyme có thể giúp giảm viêm.
Các thực phẩm bệnh thận không nên ăn
Các thực phẩm chế biến sẵn: giò, chả, pate, xúc xích, cá hộp, thịt hộp... Các thực phẩm có nhiều muối như cá khô, cá muối, thịt muối, cà muối, dưa muối... có nhiều muối.
Gia vị: muối tinh, nước mắm, bột canh...
Các loại đậu: ăn ít các loại đậu giàu đạm thực vật, ưu tiên lượng đạm được ăn có nguồn gốc động vật giàu các acid amin có giá trị sinh học cao.
Thực phẩm nhiều cholesterol: phủ tạng động vật (óc, gan, cật, tim...)
Các thực phẩm nhiều mỡ: như thịt quay, lạp sườn, ba chỉ...