Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Mánh khoé" của đơn vị vận chuyển thi công dự án Cung văn hoá thiếu nhi Hà Nội

  • Quang Hanh
(DS&PL) -

Thay vì vận chuyển đất thải dự án về địa điểm được quy định xử lý chất thải của TP Hà Nội, đơn vị vận chuyển, thi công dự án Cung văn hoá thiếu nhi lại tập kết đến một nhà máy gạch. Việc tập kết đất thải số lượng lớn đến sai địa điểm xử lý đã được quy định sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, có thể bị xử lý hình sự từ 3-7 năm tù, theo Điều 235, Bộ luật hình sự 2017. Một thông tin thú vị PV được biết thêm, số đất "thải" trên còn có thể được bán với giá cả triệu đồng một xe.

Tối ngày 21/3,  PV Đời sống và Pháp luật nhận được thông được phản ánh của người dân về việc hàng loạt xe quá khổ, quá tải vận chuyển bùn đất gần bến xe Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm di chuyển với tốc độ cao khiến đất rơi vãi ra đường đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Xe chở bùn đất từ Dự án Cung Thiếu nhi có dấu hiệu quá khổ quá tải.

Qua ghi nhận tại khu vực người dân phản ánh, PV phát hiện những chiếc xe tải trên đang lấy đất thải từ  Dự án Cung Thiếu nhi TP Hà Nội. Số đất thải trên được múc lên các xe tải này trong quá trình thi công dự án nói trên. 

Qua quá trình xác minh thông tin nhóm PV phát hiện, những chiếc xe chở đất thải được bên đơn vị thi công đang chở đất đi tập kết không đúng địa điểm đủ điều kiện xử lý chất thải của TP Hà Nội. Thay vào đó, những chiếc xe tải sau khi chất đầy đất được di chuyển qua nhiều tuyến đường, điểm tập kết số đất thải trên lại là một nhà máy gạch có địa chỉ tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

Bùn đất được đơn vị thi công Dự án Cung Thiếu nhi vận chuyện tập kết đến nhà máy gạch tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Trao đổi với PV, một người làm gạch lâu năm cho biết, số đất trên nếu đảm bảo chất lượng để sản xuất gạch sẽ được thu mua với giá khoảng hơn 1 triệu đồng 1 xe. Vì vậy những chiếc xe chở đất vào nhà máy gạch tập kết rất có thể vừa ăn tiền bốc xúc ở dự án, vừa kiếm thêm bằng việc bán đất cho các nhà máy gạch, đồng thời không phải chi trả tiền xử lý chất thải tại các bãi tập kết phế thải của TP Hà Nội.

Cũng theo vị này thì trong khi triển khai các dự án, nếu việc đất thải còn tận dụng để tái sản xuất thì nên tạo ra những cơ chế đặc thù để có thể xử lý, tránh lãng phí nguồn tài nguyên này bằng cách tái chế thay vì đổ vào các khu xử lý chất thải như hiện nay.

Trong một diễn biến khác, phía Công ty Linh Giang đơn vị thi công Dự án Cung thiếu nhi cho biết, đơn vị vận chuyển đất được đơn vị này thuê lại một công ty khác để bốc xúc lớp bùn đất thanh thải của dự án. Việc tập kết đất thải đáng lẽ phải tập kết ở khu xử lý tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội chứ không phải tại lò gạch ở xã Mai Đình huyện Sóc Sơn như PV phản ánh. Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh từ Đời sống và Pháp luật, phía Công ty Linh Giang đã cho dừng việc thi công bốc xúc đất tại đây. 

Công trường Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Quay trở lại việc tập kết đất thải trái quy định tại nhà máy gạch tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn. PV đã thông tin cho phía CA xã Mai Đình để có biện pháp kịp thời ngăn chặn xử lý. Ngay trong đêm ngày  21/03, Trưởng  Công an xã Mai Đình đã báo cáo lên lãnh đạo Công an huyện sóc Sơn. Qua trao đổi, PV được biết Công an huyện đã chỉ đạo cho đội Công an Môi trường xuống để xác minh thông tin. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại thực địa, việc tập kết đất tại nhà máy gạch vẫn cứ diễn ra một cách bình thường và PV cũng ko thấy bóng dáng của lực lượng Công an huyện Sóc Sơn xuống kiểm tra như lời vị trưởng CA xã Mai Đình đã nói. PV tiếp tục nhắn tin cho vị trưởng Công an xã Mai Đình để vị này có biện pháp ngăn chặn thì vị này thì không trả lời…

 

Theo điều 235, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường như sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên;

b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên;

d) Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

đ) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật 500.000 kilôgam trở lên;

Liên quan đến vụ việc trên PV Đời sống và Pháp luật đã liên hệ với Ban quản Lý Dự án các công trình Văn Hoá Xã Hội TP Hà Nội nhưng đến này phía đơn vị này vẫn chưa phản hồi.

Đến nay Ban QLDA Đầu tư Xây dựng công trình TP Hà Nội vẫn chưa có thông tin phản hồi về thông tin đơn vị thi công bán đất cho nhà máy gạch.

  1. Với diện tích lên tới gần 4ha, công trình Cung Thiếu nhi mới có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang được xây dựng tại Khu công viên hồ điều hòa CV1 (quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.) Dự án Xây dựng Cung thiếu nhi Hà Nội được khởi công từ tháng 11/2021 do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình văn hóa - xã hội TP Hà Nội làm chủ đầu tư. Quy mô dự án bao gồm một nhà hát 800 chỗ ngồi; rạp chiếu phim 3D-4D khoảng 200 chỗ; nhà thi đấu khoảng 500 chỗ; bể bơi với 10 làn bơi; nhà học và thư viện; tháp thiên văn… Cung thiếu nhi Hà Nội mới được xây dựng theo thiết kế kiến trúc mang phong cách hiện đại, thoáng rộng, giao tiếp gần gũi với thiên nhiên, sử dụng nhiều thiết bị tự động thông minh, chất lượng cao, mang lại cảm giác an toàn, thoải mái, tiện nghi cho hoạt động học tập và vui chơi giải trí.

Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin trong phóng sự sau.

Tin nổi bật