Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Nghèo đói" không phải là lý do thực sự khiến Triều Tiên chấp nhận đàm phán?

(DS&PL) -

Nền kinh tế của Triều Tiên được cho là vẫn ổn định sau khi bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) áp dụng lệnh trừng phạt từ năm 2017.

Nền kinh tế của Triều Tiên được cho là vẫn ổn định sau khi bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) áp dụng lệnh trừng phạt từ năm 2017.

Triều Tiên là mục tiêu của một chuỗi lệnh cấm của LHQ từ thương mại sang du lịch trong hơn một thập kỷ qua. Đến tháng 9/2017, Bình Nhưỡng vấp phải cửa ải khó khăn nhất khi bị cấm xuất khẩu dầu thô. Chỉ 6 tháng sau, ông Kim đã gửi một thông điệp đề nghị gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump mà không có điều kiện tiên quyết nào.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp nhau tại Singapore vào ngày 12/6 tới. Ảnh: Getty

Các quan chức hàng đầu của Mỹ và Nhật Bản đều tin tưởng rằng việc gây “áp lực tối đa” thông qua các biện pháp trừng phạt của LHQ là hành động đúng đắn, có tính chất quyết định trong việc lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chấp nhận tham dự hội nghị thượng đỉnh.

Tuy nhiên, có bằng chứng và dữ liệu cho thấy nền kinh tế của Triều Tiên vẫn luôn ổn định trong vài năm qua. Mặc dù bị các biện pháp trừng phạt của LHQ hạn chế sự tăng trưởng, kinh tế quốc gia này vẫn ở xa nguy cơ nạn đói hoặc sụp đổ.

SCMP dẫn tin từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy rằng nền kinh tế Triều Tiên đã được cải thiện đáng kể kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền vào tháng 12/2011.

Bà Park En-na, đại sứ của Hàn Quốc về ngoại giao công chúng cho biết nhìn chung nền kinh tế của Triều Tiên đã tiến triển tốt hơn. “Ông Kim đã giới thiệu nhiều nhân tố kinh tế mới. Ở một mức độ nào đó, chính phủ Triều Tiên thậm chí còn cho phép tư nhân hóa”, bà Park nói.

Chủ tịch Kim Jong-un đã đưa ra các biện pháp khác nhau để thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước và nới lỏng hạn chế của chính phủ về kinh doanh và công nghiệp. Năm 2012, ông đã đề nghị các nhà máy và công ty tập trung cải thiện năng suất lao động.

Một năm sau đó, ông Kim đã thành lập 13 khu phát triển kinh tế mới để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhiều cải cách định hướng thị trường đã được thông qua vào năm 2014 để tiếp tục tự do hóa kinh tế. Trên hết, cải thiện mức sống hiện nay là ưu tiên quốc gia của Triều Tiên.

Chuyên gia cho rằng kinh tế Triều Tiên vẫn phát triển ổn định những năm qua. Ảnh: Getty

Mặc dù tác động trực tiếp của những quyết định này rất khó để tính toán nhưng cũng cho thấy có sự tiến bộ trong chỉ tiêu kinh tế.

Ngân hàng Trung ương ở Seoul, Hàn Quốc ước tính nền kinh tế Triều Tiên đã tăng trung bình 1,24% kể từ khi ông Kim nắm quyền, mở rộng thêm 4% lên 28,5 tỷ USD trong năm 2016, tăng trưởng nhanh nhất trong 17 năm qua. Các số liệu thương mại của Bình Nhưỡng cũng cho thấy có dấu hiệu phát triển kinh tế từ năm 1996.

Xuất khẩu chính của Triều Tiên là khoáng sản, sản phẩm luyện kim và hàng hóa sản xuất bao gồm cả vũ khí, theo số liệu của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Đổi lại, Bình Nhưỡng nhập khẩu dầu mỏ, than cốc và máy móc.

Trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên đã tăng trung bình hàng năm từ 4 đến 5%, nhập khẩu của họ cũng tăng trưởng từ 3 đến 5% trong giai đoạn này, theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc. Nền kinh tế của Triều Tiên phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, một đồng minh truyền thống duy nhất.

Các nhà quan sát quốc tế cũng báo cáo rằng điều kiện ở Triều Tiên đã và đang có vẻ ổn định. Ông David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), đã thực hiện một chuyến đi chính thức tới Bình Nhưỡng hồi tháng 5/2018. Ông Beasley cho biết dấu hiệu của nạn đói và suy dinh dưỡng ở nước này đã giảm đi đáng kể.

Trong nạn đói từ năm 1994 - 1998, khoảng 240.000 đến 3.500.000 người Triều Tiên đã chết vì đói hoặc bệnh tật. Theo một cuộc khảo sát WFP năm 2012, suy dinh dưỡng mãn tính ở trẻ em Triều Tiên đã giảm từ 32,4% xuống còn 27,9% kể từ năm 2009.

Ông Kim Jong-un chấp nhận đàm phán với phong thái tự tin, không phải vì lo ngại lệnh trừng phạt. Ảnh: SCMP

Ông Chun Byung-gon, một nghiên cứu viên tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul cũng cho biết điều kiện sống tại Triều Tiên dường như đang được nâng cao.

"Mặc dù phải chịu nhiều biện pháp trừng phạt, nền kinh tế của Triều Tiên đã được cải thiện vì họ chấp nhận một số khía cạnh của nền kinh tế thị trường", ông Chun nói. “Tuy nhiên, còn một điểm giới hạn cho việc cải cách kinh tế của Bình Nhưỡng vì họ vẫn còn bị cô lập. Nếu không có vốn nước ngoài và trao đổi công nghệ với quốc tế, nền kinh tế của Bình Nhưỡng không có khả năng tăng tốc hơn nữa”.

Vào tháng 4/2018, ông Kim Jong-un bất ngờ tuyên bố Triều sẽ bắt đầu chuyển sang chính sách “byungjin” – đồng thời phát triển vũ khí hạt nhân và nền kinh tế, áp dụng chiến lược mới tập trung vào cải thiện kinh tế quốc gia.

Nhiều nhà phân tích đánh giá rằng ông Kim chỉ đơn giản là sử dụng vũ khí như một con chip thương lượng nhằm hỗ trợ, bù đắp ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt và từ đó nhận ra các mục tiêu kinh tế cần thiết của mình. Tuy nhiên, ông Chung Jae-heung, một nhà nghiên cứu tại Viện Sejong ở Seoul, cho biết Bình Nhưỡng đã được khuyến khích bởi sức mạnh hạt nhân chứ không phải là cúi đầu bởi vì sợ ảnh hưởng của lệnh trừng phạt.

"Sự tự tin của Triều Tiên với vai trò là một quốc gia hạt nhân đã đưa ông Kim đến bàn đàm phán, không chỉ riêng các lệnh trừng phạt của LHQ vì nền kinh tế của họ không tệ như nhiều người trong chúng ta nhận định", ông Chung nói.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Tin nổi bật