Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghề ít ai nghĩ đến: Lạ lùng việc "cho muỗi ăn", nghe thôi cũng "nổi da gà"

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Để nghiên cứu về dịch bệnh, nhiều cán bộ đã chấp nhận một công việc nghe có vẻ kỳ lạ: ngồi yên cho hàng trăm con muỗi bâu kín tay và đốt.

Việc "lạ", nhiều người nghe thôi đã sợ

Công việc của các cán bộ tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Hà Nội) đòi hỏi sự hy sinh thầm lặng mà ít ai có thể hiểu được. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh do muỗi truyền, họ phải thực hiện một nhiệm vụ nghe qua đã thấy "nổi da gà": ngồi im cho muỗi đốt.

Anh Vũ Mạnh Hùng, một cán bộ tại viện, đã chia sẻ với Dân Trí về trải nghiệm này. Anh cho biết, cảm giác khi bị hàng trăm con muỗi bâu kín, thi nhau chích vào tay thật sự rất "rùng mình".

Một cán bộ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho muỗi hút máu đẻ kích thích quá trình để trứng của muỗi. Ảnh: VTC News

"Bình thường ở nhà, bị 1-2 con muỗi đốt đã sợ rồi nên khi công tác tại đây, chứng kiến đồng nghiệp cho muỗi ăn, tôi thấy rùng mình lắm", anh Hùng tâm sự. Cảm giác nóng rát, ngứa ngáy do nọc độc của muỗi gây ra lan khắp cánh tay, khiến anh vô cùng khó chịu.  

Mỗi lần "cho muỗi ăn" như vậy thường kéo dài từ 15 đến 20 phút, tùy thuộc vào từng loại muỗi. Các cán bộ sẽ quan sát bằng mắt thường, khi nào muỗi ngừng đốt, tức là chúng đã no.

Sau đó, anh Hùng sẽ từ từ rút cánh tay chi chít những vết muỗi đốt đỏ ửng ra khỏi lồng nuôi và đi rửa lại bằng nước sạch. Anh chia sẻ rằng dù ngứa ngáy vô cùng nhưng tuyệt đối không được gãi, vì càng gãi thì những nốt mẩn đỏ sẽ càng sưng to và lan rộng hơn.

Theo lời anh Hùng, mỗi lồng muỗi thường chứa khoảng 400 đến 500 con, được phân chia theo từng loại riêng biệt. Hàng ngày, công việc của các cán bộ là thay phiên nhau cho muỗi ăn bằng cách đưa tay vào lồng và để mặc cho muỗi tự do đốt.

Việc "ngồi im cho muỗi đốt" ít ai nghĩ đến, không phải ai cũng dám làm. Ảnh: Dân trí 

Chính sự hy sinh thầm lặng này của họ đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu về tập tính của muỗi, từ đó giúp các nhà khoa học phát triển các phương pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Không phải ai cũng được "cho muỗi ăn"

Để đảm nhận công việc "cho muỗi ăn" tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, các cán bộ phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về sức khỏe. Họ phải là những người khỏe mạnh, không mắc các bệnh nền, bởi lẽ việc này tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh từ muỗi.

Ngoài ra, trước mỗi đợt thử nghiệm, các cán bộ được yêu cầu không sử dụng nước hoa, sữa tắm hay bất kỳ sản phẩm nào có mùi thơm. Lý do là vì mùi hương của các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến hành vi của muỗi, khiến chúng không "hứng thú" với việc hút máu, gây sai lệch kết quả nghiên cứu.

Quy trình nuôi muỗi cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Muỗi được nuôi trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ và độ ẩm. Anh Hùng cho biết: "Nếu trời nóng quá, điều hòa hoặc các thiết bị làm mát chưa đủ hoặc thời tiết quá lạnh cũng có thể khiến muỗi chết hàng loạt." Vì vậy, việc duy trì điều kiện môi trường ổn định là vô cùng quan trọng.  

Hình ảnh cánh tay bỏng rát, chi chít các vết phồng rộp sau khi "cho muỗi ăn". Ảnh: Dân trí 

Trước mỗi "bữa ăn" của muỗi, các cán bộ phải rửa tay chân thật sạch sẽ. Anh Hùng giải thích: "Nếu chân tay không sạch, dụng cụ nuôi dưỡng không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường sống của muỗi, thậm chí khiến chúng chết hàng loạt. Ngoài ra, muỗi hút máu người sẽ cho trứng chất lượng, từ đó phục vụ tốt công tác nghiên cứu và thử nghiệm hơn".  

Công việc của các cán bộ không chỉ đơn thuần là nuôi muỗi và cho muỗi ăn. Kỹ sư sinh học Nguyễn Dương Hải, người đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong nghề chia sẻ trên VTC News, nuôi muỗi chỉ là một trong nhiều hoạt động nghiên cứu về véc-tơ truyền bệnh. Các cán bộ còn nghiên cứu tập tính của muỗi trong suốt vòng đời của chúng, từ trứng, bọ gậy, quăng cho đến khi trưởng thành, để tìm hiểu đặc điểm sinh học, khả năng truyền bệnh và từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống hiệu quả.

Bên cạnh đó, họ còn tham gia đánh giá hiệu quả của các loại hóa chất xua muỗi, ví dụ như kem xua muỗi hay dung dịch xua muỗi. Anh Hải cho biết: "Cán bộ nghiên cứu sẽ bôi các loại hóa chất, kem trên bề mặt da cho tay vào lồng nuôi muỗi để thực nghiệm. Nếu muỗi không đến đậu và đốt vào tay bôi kem, thì sẽ đánh giá được hóa chất có hiệu quả".

Ngoài cho muỗi ăn, quăng thu được từ thực địa cũng được các kỹ thuật viên cẩn thận chăm sóc. Ảnh: VTC News

Ngoài ra, các cán bộ còn thực hiện công tác giám sát, xử lý ổ dịch và phòng chống côn trùng truyền bệnh. Tiến sĩ Lê Trung Kiên - Trưởng khoa Hóa thực nghiệm cho biết thêm rằng các cán bộ tại viện còn có nhiệm vụ nghiên cứu để tìm ra các hóa chất và giải pháp mới trong việc kiểm soát muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và sốt rét.

Công việc của họ không chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm. Nhiều khi, họ phải tham gia các chuyến công tác dài ngày đến các vùng có nguy cơ cao về dịch bệnh do muỗi. Ông Kiên chia sẻ: "Có khu vực xe không thể đi vào, các cán bộ buộc phải vác đồ đi bộ vào thôn, bản để thu thập mẫu và hỗ trợ y tế địa phương xử lý ổ dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây truyền cho người dân”.

Tin nổi bật