Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngâm chân nước ấm cực tốt nhưng đại kỵ với những người sau

(DS&PL) -

Ngâm chân rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ngâm chân tùy tiện, đặc biệt là những trường hợp dưới đây.

Từ lâu, ngâm chân đã là biện pháp thư giãn và chữa bệnh được dân gian áp dụng. Bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân, các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể.

Do đó, ngâm chân để bổ sung dưỡng chất là điều rất cần thiết để thanh lọc, trị bệnh và cả làm đẹp. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà ngâm chân đem lại, thì việc những ai không được phép ngâm thì không phải ai cũng biết.

Người mắc bệnh tiểu đường

Do lượng đường trong máu cao liên tục và dao động nhiều lần, có thể dẫn đến tổn thương mạch máu, dây thần kinh. Sau đó dễ dàng khiến da mất cảm giác và loét vết thương.

Trường hợp này khi ngâm chân, rất dễ hình thành thêm vết loét, sau đó gây nhiễm trùng. Ngoài ra, sự cảm nhận nhiệt độ ở tứ chi của bệnh nhân đái tháo đường sẽ giảm, dễ bị bỏng khi ngâm chân.

Người bị bị suy giãn tĩnh mạch

Với những người bị giãn hoặc suy tĩnh mạch, việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Bởi bàn chân nếu được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở thêm làm bệnh trầm trọng.

Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40 độ C.

Người bị tắc động mạch chi dưới

Nhóm người này thường xuyên bị lạnh tê bì chi dưới, một số còn có thể có triệu chứng đau cách hồi. Ngâm chân dễ dẫn đến tăng tiêu thụ máu của các tế bào chi dưới, làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Người có sức khỏe yếu

Với những người sức khỏe yếu, khi thời gian ngâm chân quá lâu dễ dẫn đến tụt huyết áp. Người bị đau đầu, buồn nôn, ho, huyết áp không ổn định cũng không nên ngâm chân.

Ngoài các nhóm này, vận động viên, bệnh nhân herpes, eczema... cũng không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng.

Trẻ em

Đối với các em, đang tuổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.

Người đang mang thai

Phụ nữ mang thai không nên xông nước nóng hay ngâm chân, chỉ cần dùng nước ấm rửa chân là được. Vì thời gian ngâm chân lâu khiến cho máu tập trung xuống chân mà không cung cấp đủ lên não, gây tức ngực, chóng mặt, không tốt cho sức khỏe.

Nước ngâm chân nóng cũng gây tổn thương đến da, giãn nở tĩnh mạch và khiến cho tình trạng sưng phù của mẹ bầu càng trầm trọng hơn.

Người mắc bệnh tim mạch

Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch khi ngâm chân sẽ bị giãn mạch, máu phần lớn sẽ dồn xuống chi dưới, dễ dẫn đến thiếu máu não, thiếu oxy sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch tấn công.

Những điều phải ghi nhớ khi ngâm chân

- Không ngâm chân sau khi ăn: Sau khi ăn, máu sẽ được tập trung vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ngâm chân ngay sau khi ăn sẽ dẫn đến cung cấp máu cho dạ dày bị thiếu, dẫn tới khó tiêu hóa. Chỉ ngâm chân sau khi ăn khoảng 1 tiếng trở đi.

- Không đọc sách hay xem TV khi ngâm chân: Việc xem tivi hay đọc sách báo khi ngâm chân có thể khiến bạn thư giãn nhưng nó lại không phải thói quen tốt khi đang ngâm chân. Do khi đọc sách báo, xem tivi, máu sẽ được tập trung cho não bộ, bàn chân khi ấy sẽ không cảm nhận được chính xác nhiệt độ. Bạn chỉ nên nghe nhạc và thư giãn tâm trí khi ngâm chân.

- Không ngủ ngay sau khi ngâm chân: Nhiều người có thói quen ngâm chân trước khi ngủ vì cho rằng sẽ giúp toàn bộ cơ thể ấm áp, ngủ ngon hơn. Thực tế, sau khi ngâm chân, toàn bộ cơ thể bạn cũng không thể ấm lên mà cần phải xoa bóp nhẹ nhàng để nhiệt độ lan rộng ra toàn cơ thể.

- Nhiệt độ nước: Nhiều người thích ngâm chân trong nước thật nóng nhưng điều này sẽ làm mạch máu giãn nở quá mức, gây chóng mặt. Do đó nhiệt độ nước ngâm chân chỉ nên ở khoảng 45 độ C.

- Thời gian ngâm chân: Bạn chỉ nên ngâm chân trong khoảng 15 - 20 phút. Không nên ngâm quá lâu sẽ khiến da bị khô, chóng mặt.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật