Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga lên tiếng về kịch bản phương Tây đưa lực lượng giữ gìn hòa bình đến Ukraine

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Ngoại trưởng Nga mới đây đã lên tiếng về quan điểm của nước này liên quan đến kịch bản phương Tây đưa lực lượng giữ gìn hòa bình tới Ukraine.

Các nước phương Tây đang thảo luận về khả năng triển khai quân đội nước ngoài tại Ukraine để thực thi bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã thảo luận về vấn đề này trong một cuộc họp tại Warsaw vào tháng này.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Tass được Bộ Ngoại giao Nga công bố vào ngày 30/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, nước này phản đối ý tưởng trên cũng như các ý tưởng khác do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề xuất.

"Tất nhiên, chúng tôi không đồng tình với những đề xuất do đại diện của tổng thống đắc cử Mỹ đưa ra về việc hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine trong 20 năm và đưa lực lượng gìn giữ hòa bình gồm "lực lượng Anh và châu Âu" tới Ukraine", ông Lavrov cho biết.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Reuters

Điện Kremlin trước đó cũng cho biết rằng "còn quá sớm để nói về lực lượng gìn giữ hòa bình". Xung đột Nga - Ukraine nổ ra từ tháng 2/2022, Nga hiện nắm giữ khoảng 20% lãnh thổ Ukraine, gồm cả bán đảo Crimea mà nước này sáp nhập năm 2014. Nga kiểm soát phần lớn các tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia, tuyên bố sáp nhập các khu vực này vào tháng 9/2022.

Cả tổng thống Nga và Ukraine đều loại trừ khả năng đàm phán trực tiếp với nhau, và lập trường ở Kyiv và Moscow dường như rất khác nhau về những điều khoản có thể chấp nhận được cho một thỏa thuận hòa bình.

Giữa lúc lực lượng Ukraine đang chật vật đối phó với quân đội Nga trên chiến trường và Tổng thống đắc cử Donald Trump báo hiệu sẽ thay đổi cách làm của Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây gửi tín hiệu sẵn sàng đàm phán để chấm dứt xung đột.

Thông điệp mà ông Zelensky đưa ra rất thận trọng. Từng khăng khăng yêu cầu Nga rút toàn bộ quân trước khi đàm phán, nhà lãnh đạo Ukraine hiện thường xuyên chỉ nhấn mạnh nhu cầu bảo đảm an ninh lâu dài. Những thay đổi của ông Zelensky mà giới chức Ukraine và phương Tây đều nhận thấy có thể là do tình hình ở tuyến đầu đang xấu đi và chính quyền Mỹ sắp tới có thể sẽ không viện trợ cho Kiev nữa.

Trong cuộc họp báo ngày 19/12 vừa qua, Tổng thống Putin cho biết Nga sẵn sàng "đàm phán và thỏa hiệp" với Ukraine nhưng đối phương lại từ chối đạt được thỏa thuận. Chủ nhân Điện Kremlin cũng nhấn mạnh, Nga không đặt ra điều kiện tiên quyết để đàm phán với Ukraine và sẵn sàng đàm phán với bất kỳ ai, kể cả Tổng thống Volodymyr Zelensky nhưng phải tính đến tình hình hiện tại và trên cơ sở các thỏa thuận đã đạt được trước đó.

Theo Kyiv Post

Tin nổi bật