Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga cảnh báo đanh thép khi Đức bất ngờ "quay xe", bật đèn xanh việc cấp "mũi tên thần" cho Ukraine

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Nga cảnh báo việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine sẽ không thay đổi tình hình chiến trường nhưng có nguy cơ làm leo thang xung đột.

Ngày 14/4, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã chỉ trích tuyên bố của Thủ tướng đắc cử Đức Friedrich Merz liên quan đến việc sẵn sàng cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine sẽ "khiến tình hình xung quanh Ukraine leo thang hơn nữa".

"Thật không may, các nước châu Âu không có xu hướng tìm cách đạt được các cuộc đàm phán hòa bình, thay vào đó lại có xu hướng kích động xung đột tiếp diễn", ông Peskov nói.

Đại sứ Nga tại Đức Sergey Nechaev cũng cảnh báo, việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine sẽ không thay đổi tình hình chiến trường nhưng có nguy cơ làm leo thang xung đột, vì các tên lửa sẽ được các chuyên gia Đức điều khiển.Vị quan chức cho rằng điều này có thể buộc Moscow thực hiện các biện pháp trả đũa.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters

Trước đó, trả lời phỏng vấn truyền thông cuối tuần qua, Thủ tướng đắc cử Đức Friedrich Merz cho rằng, các nước phương Tây cần hỗ trợ để Ukraine giành ưu thế trong cuộc xung đột hiện nay với Nga.

Trả lời câu hỏi liệu chính quyền sắp tới của ông có đáp ứng lời kêu gọi cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine hay không, ông cho biết ông sẽ sẵn sàng nếu việc này được thực hiện phối hợp với các đồng minh châu Âu.

"Các đối tác châu Âu của chúng tôi đã cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine. Anh, Pháp và Mỹ vẫn đang làm điều đó. Điều này phải được thống nhất chung. Và nếu thống nhất, thì Đức sẽ tham gia", ông nói.

Ông Merz cũng phát tín hiệu rằng Đức có thể chấp nhận để Ukraine sử dụng Taurus để tấn công những mục tiêu như cầu Kerch nối đất liền Nga với bán đảo Crimea.

Trước đó, dưới thời Thủ tướng sắp mãn nhiệm Olaf Scholz, Đức dù ủng hộ mạnh mẽ Ukraine nhưng nhiều lần từ chối cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev.

Thủ tướng Scholz lý giải việc cung cấp Taurus sẽ dẫn đến "nguy cơ leo thang lớn" trong xung đột Nga - Ukraine.

Tên lửa Taurus. Ảnh: Getty

Taurus được sản xuất bởi liên doanh giữa hãng chế tạo tên lửa châu Âu MBDA và công ty Saab của Thụy Điển, có tầm bắn lên tới hơn 500 km, tức xa hơn lửa Storm Shadow/SCALP mà Anh và Pháp phát triển cũng như hệ thống ATACMS của Mỹ - đều đã chuyển cho Ukraine.

Tên lửa Taurus có chiều dài 5m; sải cánh 2,1m; trọng lượng 1.400kg và vận tốc cận âm khoảng 1.100km trên giờ.

Được mệnh danh là "mũi tên thần", tên lửa Taurus trang bị đầu đạn thông minh, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả các mục tiêu như công trình xây dựng, hầm ngầm.  

Nhờ trang bị hệ thống dẫn đường phức hợp kết hợp giữa quán tính, định vị vệ tinh và quang học giúp tên lửa có độ chính xác rất cao khoảng từ 2 đến 3 m và khả năng kháng nhiễu rất mạnh.

Hệ thống điều hướng của Taurus sử dụng hệ thống dẫn đường Tri-Tec, kết hợp dữ liệu từ: hệ thống dẫn đường quán tính (INS), hệ thống định vị toàn cầu quân sự (MIL-GPS), hệ thống định vị tham chiếu địa hình (TRN), cảm biến định vị hình ảnh bằng camera hồng ngoại (IBN).

Taurus có thể lắp đặt trên nhiều loại máy bay chiến đấu như Tornador, Gripen, FA-18, F-15... Cơ chế điều khiển tên lửa kết hợp giữa hệ thống quán tính, hệ thống tham chiếu hình ảnh, hệ thống khảo sát địa hình và dẫn đường bằng hồng ngoại trong giai đoạn cuối. Sau khi thâm nhập vào sâu bên trong mục tiêu, tên lửa sẽ phát nổ để làm tăng thiệt hại bên trong.

Điểm đặc biệt của Taurus là nếu không tự xác định được mục tiêu, tên lửa sẽ tự hủy trên không để tránh hậu quả không mong muốn.

Tin nổi bật