Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nam sinh leo đồi, trùm áo mưa học online, từ chối vào trụ sở UBND ngồi học vì lý do đặc biệt

(DS&PL) -

Hàng ngày, Chung lại leo đồi vượt núi để đến nơi có sóng, học online. Mặc dù được mời vào UBND để ngồi học nhưng cậu bạn đã từ chối vì lý do đặc biệt.

Hàng ngày, Chung lại leo đồi vượt núi để đến nơi có sóng, học online. Mặc dù được mời vào UBND để ngồi học nhưng cậu bạn đã từ chối vì lý do đặc biệt.

Hình ảnh cậu nam sinh trùm năm 3 áo mưa học online khiến nhiều người cảm phục. Ảnh: Tổ Quốc

Việc học trực tuyến ở nhiều tỉnh thành phố khá phổ biến và mang lại hiệu quả đáng kể trong tình hình họ sinh, sinh viên không thể đến trường do diễn biến của dịch Covid-19 đang phức tạp.

Tuy nhiên, đối với các bạn học sinh, sinh viên ở vùng sâu, vùng xa, học online lại vô cùng khó khăn vì điều kiện cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng đầy đủ cho các bạn chuyên tâm học hành. Mạng miền núi thường rất yếu, không phải chỗ nào cũng có thể bắt sóng. Nhiều nơi phải đi lên ngọn đồi cao chênh vênh, vắng vẻ thì mới lấy mạng được.

Đã có biết bao câu chuyện học trò miền núi lên đồi học online được dân tình chia sẻ thời gian qua.

Hình ảnh cậu học trò Sú Seo Chung ở thôn Tả Chải (xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) trùm áo mưa học bài trên núi đang lan tỏa trên mạng xã hội.

Chung hiện là sinh viên năm 4 khoa Khoa học Quản lý của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). Như biết bao sinh viên khác, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chung cũng được nghỉ học dài hạn và tham gia vào các lớp học online.

Tuy nhiên, vì ở nhà sóng mạng rất yếu nên chàng sinh viên này phải lặn lội mỗi ngày 10 km đường núi để đến nơi gần trụ sở xã đón sóng Wifi.

“Hồi nhỏ, em đi bộ đến trường nên đã quen. Từ nhà đến nơi có sóng Internet, nếu lên dốc, em đi khoảng 40 phút, còn xuống dốc 25 phút”, Chung tâm sự.

Cứ đều đặn như vậy, chiều đi học thì sáng đi làm rẫy, hôm nào học cả ngày cậu bạn xin bố mẹ nghỉ làm để tập trung học. Cậu bạn không ngại khổ, không sợ đường xa mà chỉ lo những hôm mưa gió máy tính bị hư thì không biết lấy gì học tiếp.

"Tuần trước hầu hết hôm nào mình đi cũng bị mưa dưới này. Mưa lạnh ướt lắm nhưng chỉ sợ máy tính hỏng không có gì dùng nên chỉ biết bọc chặt lại. Có những bữa học hai ca liên tiếp thì máy tính hết pin không sạc được. Giáo viên cũng hiểu hoàn cảnh nên luôn tạo điều kiện cho mình nghỉ trước nếu gặp vấn đề".

Khi biết có một nam sinh phải học ở sườn đồi, UBND xã Túng Sán cũng tạo điều kiện cho cậu có chỗ ngồi trong trụ sở. 

Thế nhưng, gần 2 tuần nay chàng sinh viên này vẫn ngồi ngoài học bởi tự biết bản thân vừa trở về từ Hà Nội. Cậu bạn hồn nhiên chia sẻ: "Thấy mình mưa ướt nhiều quá, các anh cán bộ kêu mình vào trụ sở mà học. Nhưng vừa đi từ Hà Nội về cũng ngại mọi người lắm nên đợi hết cách ly mình sẽ xin một chỗ vào sau".

Cách đây 3 năm, Sú Chung là niềm tự hào của cả xã khi cậu bạn thành công đỗ một trường đại học trên thành phố. Ngày Chung đi học, bố mẹ cũng canh cánh trong lòng vì cả gia đình góp vào chỉ được vài đồng bạc, cùng lắm một năm đưa được 4-5 triệu cho con trai. Từ ngày lên thành phố mỗi năm Sú Chung chỉ dám về đúng 1 lần để tiết kiệm tiền cho bố mẹ.

Chàng trai sinh năm 1998 thuộc dân tộc đặc biệt ít người nên được miễn học phí. Tại Hà Nội, Chung ở ký túc xá, thường đi làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Học online vất vả hơn bạn bè nhưng Sú Seo Chung luôn cố gắng học vì hiểu rằng mình còn may mắn hơn nhiều người vì được đến trường, được theo đuổi ngành mình chọn. Cậu bạn luôn lạc quan rằng vài bữa lên lại thành phố mọi chuyện rồi sẽ ổn, việc học lại trở về bình thường.

Với Chung, mọi điều kiện sống chỉ là để thử thách lòng kiên nhẫn của con người và ước mơ của cậu còn cao hơn những vấn đề mà chàng sinh viên năm 3 đang phải đối mặt.

GS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, ông rất xúc động trước tinh thần hiếu học của Sú Seo Chung.

Nhà trường sẽ sớm hỗ trợ cho em và những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, theo đúng tinh thần của ngành giáo dục: "Tạm dừng đến trường chứ không dừng việc học".

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật