Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nấm rất tốt cho sức khỏe nhưng “đại kỵ” với những người này

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Để chế biến nấm đúng cách cũng như tận dụng được tối đa dinh dưỡng từ nấm bạn cần biết được nấm kỵ với thực phẩm nào, tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn và những sai lầm cần tránh khi sơ chế và nấu nấm.

Thành phần dinh dưỡng của nấm

Nấm chứa nhiều chất khoáng và vitamin có lợi. Ngoài ra, nấm là số ít thực phẩm không có chất béo, không có cholesterol và rất ít calo. Bên cạnh đó nấm còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Chất chống oxy hóa; Vitamin B2,B3,B5; các loại khoáng chất như: kẽm, magie, kali và đặc biệt là đồng - Đồng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, duy trì giúp xương và các dây thần kinh khỏe mạnh; Bên cạnh đồng thì Kali cũng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ chức năng tim, cơ và thần kinh.

Tác dụng của nấm với sức khỏe

Theo thống kê, trong thiên nhiên có gần 7 vạn loài nấm, nhưng chỉ hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc. Hiện nay nấm được xem là loại thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao, được ví như món ăn thời thượng, thường xuất hiện trong các thực đơn nhà hàng, tiệc cưới như lẩu nấm, bánh xèo nấm, nấm xào, gỏi nấm...

Vừa là “rau sạch” vừa là “thịt sạch“: Trong nấm có các thành phần dinh dưỡng tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa, kích thích cơ thể sản sinh hoạt chất interferon (chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các loại virus, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển tế bào ung thư trong cơ thể). Ăn nấm giúp lưu thông khí huyết, thải độc tố ra ngoài cơ thể, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Đặc biệt, nấm vừa là “rau sạch”, vừa là “thịt sạch”.

Nấm hương tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ tiêu hóa. Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Chất ergosterol trong nấm hương dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 giúp cơ thể đề phòng và chữa bệnh còi xương rất hiệu quả.

Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo trắng tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, giảm cholesterol máu, phòng ngừa cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não... Nấm mèo đen còn có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản, chống lão hóa, ung thư và phóng xạ.

Nấm kim châm rất hữu ích cho người già, người bị huyết áp cao. Loại nấm này chứa chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả. Nấm kim châm chứa nhiều lysine rất cần cho quá trình sinh trưởng, cải thiện chiều cao và trí tuệ trẻ em, hạ mỡ máu, phòng chống bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa và bệnh gan mật.

Nấm mỡ rất thích hợp cho những người chán ăn, mệt mỏi, sản phụ thiếu sữa, viêm phế quản mãn tính, viêm gan mãn tính, hội chứng suy giảm bạch cầu, giúp hạ đường huyết, hạ cholesterol huyết và cải thiện chức năng tuyến tụy.

Nấm kỵ với thực phẩm nào?

Tại Việt Nam có rất nhiều loài nấm có thể ăn hoặc dùng làm thuốc như: nấm rơm, nấm hương, nấm tai mèo (mộc nhĩ đen), nấm mỡ, nấm thái dương, nấm linh chi, nấm tràm, nấm bào ngư, nấm thông, nấm tuyết, nấm kim châm, nấm ngân nhĩ...

Theo Y học cổ truyền thì nấm có vị ngọt, tính mát nên kỵ với các món có tính hàn dễ gây tiêu chảy, lạnh bụng hay rối loạn tiêu hóa. Chẳng hạn như thịt vịt, ốc, củ cải, hải sản,...

Ai không nên ăn nấm?

Nấm chứa nhiều dưỡng chất là thế nhưng không phải ai ăn nấm cũng tốt. Theo Đông y, nấm có tính hàn nên khi dùng lâu dài sẽ dẫn đến lạnh bụng và khó tiêu. Những người có đường ruột yếu, hay bị đầy bụng, chậm tiêu thì không nên sử dụng.

Những tác dụng phụ khi ăn nấm cần chú ý

Mặc dù nấm là thực phẩm nổi trội với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng nấm có thể gây ra một số tác dụng phụ tiêu cực cho sức khỏe nếu bạn bị dị ứng hoặc nấm bị ô nhiễm như:

- Ngộ độc thực phẩm: Là tác dụng phụ tiêu cực của nấm bị nhiễm campylobacter jejuni - một trong 4 nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy được WHO liệt kê. May mắn là loại khuẩn này có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Chính vì thế mà các chuyên gia khuyên rằng bạn cần phải nấu nấm trong ít nhất 10 phút trở lên.

- Dị ứng da: Một trong những tác dụng phụ của nấm là dị ứng da với các triệu chứng như phát ban và mẩn ngứa.

Điều này có thể xảy ra ở những người mẫn cảm với thành phần trong nấm hoặc phản ứng với bào tử nấm mốc phát triển trên nấm do sơ chế không đúng cách. Các bào tử nấm gây dị ứng nấm mốc dẫn tới nhiễm trùng đường hô hấp thậm chí là bùng phát hen suyễn hoặc bệnh phổi.

Nhìn chung nấm có thành phần dinh dưỡng cao lại dễ tìm kiếm và đa dạng chủng loại nên rất thích hợp để làm thực phẩm, nhất là các món ăn chay trong dịp Rằm tháng 7 âm lịch. Ăn nấm tuy tốt nhưng cũng nên chọn lọc kỹ lưỡng, tránh trường hợp sử dụng những loại nấm độc, có hại cho sức khỏe. Nếu gặp trường hợp ăn nấm không mong muốn bạn cần tới cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt để nhận được biện pháp điều trị phù hợp từ bác sĩ.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật