Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ và NATO phải chịu một phần trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng mới ở Libya

(DS&PL) -

Một số nhà phân tích cho rằng Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải chịu một phần trách nhiệm trong cuộc xung đột mới ở Libya.

Một số nhà phân tích cho rằng, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phải chịu một phần trách nhiệm trong cuộc xung đột mới ở Libya.

Libya rơi vào khủng hoảng vì xung đột quân sự. Ảnh: Express

Những diễn biến gần đây ở Libya đã trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế. Đầu tuần qua, một chiếc máy bay chiến đấu được cho là ủa lực lượng LNA trung thành với Tướng Khalifa Haftar đã tấn công thủ đô Tripoli. Thời điểm xảy ra vụ việc cũng trùng với chuyến thăm của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres - người mà sau đó rời Libya với một trái tim nặng nề và sự quan ngại sâu sắc.

Cho đến nay, khoảng 2.800 đến 3.400 người dân đã phải chạy trốn khỏi cuộc xung đột quanh Tripoli. Ít nhất 47 người chết và hơn 180 người khác bị thương, bao gồm cả dân thường và các chiến binh thân chính phủ (GNA).

Ban đầu, các cuộc đàm phán do LHQ tổ chức dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 14 – 16/4 tới, nhưng cuộc chiến gần đây chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi kế hoạch. Phản ứng với tình hình, các lực lượng Mỹ đã tạm thời bị rút quân. Động thái này của Washington có thể tạo điều kiện cho những thế lực khác nắm quyền kiểm soát tình hình. Có vẻ như ở thời điểm hiện tại, Libya không phải ưu tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo các chuyên gia, cuộc xung đột ở Libya đã được dự đoán từ lâu. Đầu tháng 3, Cơ quan Giám sát Trung Đông (MEMO) đã báo cáo rằng tính đến tháng 1 và tháng 2/2019, LNA đã giành quyền kiểm soát tới 2/3 lãnh thổ Libya nên sẽ sớm tiến về thủ đô Tripoli. Thậm chí từ năm 2017, Tướng Haftar đã nổi lên như một nhà lãnh đạo chính ở miền Đông Libya, sở hữu quyền kiểm soát khoảng 60% nguồn cung dầu toàn đất nước.

Thay vì có một cuộc thảo luận cởi mở về bản chất thực sự của tình hình Libya trong suốt năm 2019, thế giới tiếp tục chứng kiến cuộc xung đột mới khiến tình hình quốc gia Bắc Phi này rơi vào hỗn loạn.

Libya không phát triển ổn định sau khi Gaddafi bị lật đổ. Ảnh: Getty

Trước các cuộc đụng độ, Nga từng tuyên bố sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có để bảo vệ hòa bình ở đất nước bị chiến tranh tàn phá, thúc giục tất cả các bên tham gia tránh mọi hành động có thể gây đổ máu và cái chết của dân thường. Trong khi Mỹ và các cường quốc khác đổ lỗi cho LNA, Nga dường như không đồng ý. Sự thật là Mỹ đã từng ủng hộ Tướng Haftar lật đổ nhà độc tài Gaddafi trước khi ông qua đời vào năm 2011.

Được biết, Tướng Haftar thậm chí còn cho phép Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thành lập một căn cứ ở thành phố phía Đông Benghazi nằm dưới sự kiểm soát của ông.

Dưới thời cố lãnh đạo Gaddafi, Libya có mức sống cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Phi cho đến khi ông bị lật đổ bởi các lực lượng được Mỹ và NATO hậu thuẫn. Thế nhưng, sau khi chính phủ Gaddafi bị lật đổ, Libya chỉ còn lại sự rối ren với những kẻ thánh chiến điên cuồng và cuộc sống khó khăn của người dân.

Việc trao quyền cho các chiến binh thánh chiến ở Libya không chỉ là hậu quả không lường trước được dưới sự can thiệp của NATO, mà còn vì sự thất bại của các cường quốc NATO trong việc giúp tái thiết một quốc gia mạnh hơn.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo RT)

Tin nổi bật