Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ: Tòa án nghe tranh luận về lệnh cấm nhập cư của Donald Trump

(DS&PL) -

Vào lúc 18h ngày 7/2 (giờ Mỹ), một phiên tòa phúc thẩm liên bang đã diễn ra để nghe tranh luận về lệnh cấm nhập cư gây tranh cãi do tân Tổng thống Donald Trump ban hành.

Vào lúc 18h ngày 7/2 (giờ Mỹ), một phiên tòa phúc thẩm liên bang đã diễn ra để nghe tranh luận về lệnh cấm nhập cư gây tranh cãi do Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành.

Tòa Mỹ đã nghe tranh luận về lệnh hạn chế nhập cảnh của Donald Trump. Ảnh: NYTimes

Phiên tòa thực chất là buổi điều trần về một vấn đề đã thu hút nhiều sự chú ý trên toàn nước Mỹ, các đồng minh nước ngoài và các quốc gia Trung Đông trong tuần vừa qua. Lệnh cấm nhập cư được ban hành vào hôm 27/1 mà không có bất kỳ cảnh báo nào được đưa ra trước đó.

Chỉ sau một tuần nhậm chức, ông Trump đã quyết định cấm nhập cư đối với người dân từ các quốc gia Hồi giáo và hạn chế chương trình tị nạn của quốc gia.

Ba thẩm phán liên bang nghe tranh luận gồm Michelle Friedland - chủ trì, William Canby và Richard Clifton. Họ là những thẩm phán do các cựu Tổng thống Barack Obama, Jimmy Carter và George W. Bush bổ nhiệm. Sau phiên tranh luận, tòa sẽ quyết định có khôi phục lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump hay không.

Vấn đề được chú trọng trong trong phiên tranh luận là liệu thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle, bang Washington có lạm dụng quyền lực khi ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh cấm nhập cảnh mà ông Trump ban bố.

Cuộc tranh luận kéo dài khoảng một giờ, được truyền trực tiếp trên trang web của tòa án. Trước khi lập luận, tòa cho biết rằng "một phán quyết khó có thể dự đoán được ​​sẽ được đưa xuống hôm 6/2, hoặc trong tuần này".

Ba vị thẩm phán tham gia buổi tranh luận. Ảnh: NYTimes

Thẩm phán August Flentje, người đại diện cho chính quyền Donald Trump, tranh luận đầu tiên. Ông mô tả lệnh cấm chỉ là "tạm thời dừng" nhập cảnh đối với người đến từ những nước "tạo ra mối đe dọa đặc biệt".

7 quốc gia, gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, có "sự hiện diện khủng bố đáng kể", hoặc là "nơi ẩn náu an toàn của chủ nghĩa khủng bố", Flentje nói. Ông Flentje kêu gọi tòa phúc thẩm hoãn thi hành án với phán quyết của thẩm phán Robart, vì Tổng thống có quyền tạm đình chỉ nhập cảnh vì lợi ích an ninh quốc gia.

"Điều tổng thống đã làm rõ ràng là phù hợp với hiến pháp", ông Flentje nói thêm.

Các thẩm phán tỏ ra nghi ngờ lập luận của Flentje. Bà Friedland người được bổ nhiệm bởi Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu bằng chứng về việc 7 nước Hồi giáo, liên quan trực tiếp đến chủ nghĩa khủng bố còn thẩm phán Clifton mô tả lập luận từ phía chính quyền là "trừu tượng". Trong khi đó, thẩm phán William C. Canby Jr., hỏi rằng: "Chúng ta sẽ không cho bất kỳ người Hồi giáo nào sống ở đất nước này hay sao?".

Ông Flentje cho biết chính phủ đã không có cơ hội trình bày bằng chứng tại tòa do tốc độ của vụ việc.

Luật sư của tiểu bang Washington, Noah G. Purcell đã cố gắng trả lời các câu hỏi của Thẩm phán Richard R. Clifton, người nói rằng vấn đề phân biệt đối xử tôn giáo ở tiểu bang là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc áp dụng lệnh hạn chế nhập cảnh có thể gây ra những tổn hại như gây chia rẽ, những người thường trú không thể ra nước ngoài, thậm chí là gia đình cũng bị chia cách.

Ông Flentje sau đó nói rằng lệnh cấm nằm trong thẩm quyền pháp lý của Tổng thống Trump. Một đạo luật liên bang đặc biệt cho Tổng thống quyền từ chối nhập cảnh để đề phòng những người nước ngoài "gây hại đến lợi ích của nước Mỹ", ông nói.

Ông nói thêm rằng tòa án không nên thăm dò các động lực của ông Trump. "Lệnh cấm không dựa vào sự phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo", ông Flentje bổ sung.

Có lẽ cảm nhận rằng ông sẽ không thể đạt được một thắng lợi hoàn toàn, thẩm phán Flentje dọa sẽ đưa vụ việc lên tòa án tối cao.

Bà Friedland sau đó đã đưa ra kết luận sơ bộ rằng nếu lệnh hạn chế nhập cư vi phạm lệnh cấm của Hiến pháp Mỹ về việc thành lập chính phủ tôn giáo, tòa án hoàn toàn có khả năng chặn lại.

Thẩm phán Clifton, người được bổ nhiệm bởi Tổng thống George W. Bush, nói rằng chỉ có một phần nhỏ của người Hồi giáo trên thế giới bị ảnh hưởng bởi lệnh này, cho rằng ông đã bị thuyết phục rằng lệnh cấm không mang tính chất phân biệt đối xử tôn giáo.

(Theo New York Times) 

Tin nổi bật