Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ muốn tái gia nhập tổ chức UNESCO

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Mỹ dự định tái gia nhập Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) sau gần 5 năm rút khỏi tổ chức này.

Ngày 12/6, Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết, Mỹ có kế hoạch tái gia nhập tổ chức này và trả hơn 600 triệu USD tiền nợ. Trong những tuần tới, các quốc gia thành viên của UNESCO sẽ bỏ phiếu về việc tái kết nạp Mỹ.

Được biết, vào tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách quản lý và tài nguyên Richard Verma đã gửi một lá thư đến Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay chính thức đề xuất kế hoạch tái gia nhập tổ chức.

Trong thư, Thứ trưởng Richard Verma tiết lộ theo kế hoạch, chính phủ Mỹ sẽ trả các khoản phí năm 2023 cộng thêm 10 triệu USD đóng góp thêm trong năm nay cho việc giáo dục về nạn diệt chủng người Do Thái, gìn giữ di sản văn hóa ở Ukraine, đảm bảo an toàn cho nhà báo và việc giáo dục khoa học - công nghệ tại châu Phi.

Mỹ bày tỏ ý muốn gia nhập UNESCO. Ảnh minh họa: Reuters

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề nghị khoản tiền 150 triệu USD trong ngân sách năm 2024 để trả các khoản nợ và phí cho UNESCO. Dự kiến, yêu cầu tương tự sẽ được đưa ra trong những năm tiếp theo cho đến khi nước này trả hết khoản nợ 619 triệu USD.

Con số này chiếm phần lớn trong ngân sách hoạt động hàng năm của UNESCO là 534 triệu USD. Trước khi rời đi, Mỹ đã đóng góp 22% tổng kinh phí của tổ chức.

Trong 4 thập kỷ qua, mối quan hệ giữa Mỹ và UNESCO ở trong tình trạng thất thường do nhiều bất đồng. Mỹ từng rút khỏi UNESCO vào năm 1984 dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan vì cho rằng tổ chức này quản lý yếu kém, tham nhũng và được sử dụng để thúc đẩy lợi ích của Liên Xô.

Đến năm 2023, cựu Tổng thông George W Bush đưa Mỹ quay trở lại UNESCO. Tuy nhiên, Mỹ và Israel đã ngừng đóng góp tài chính theo nghĩa vụ thành viên cho UNESCO sau khi tổ chức này bỏ phiếu chấp nhận cho Palestine trở thành quốc gia thành viên vào năm 2011.

Năm 2017, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump quyết định sẽ rút hoàn toàn khỏi UNESCO từ cuối năm 2018, viện dẫn các vấn đề quản lý và lập trường chống Israel kéo dài.

Bà Audrey Azoulay đã nỗ lực giải quyết các vấn đề kể từ khi được bầu làm Tổng giám đốc UNESCO vào năm 2017. Nỗ lực của bà dường như đã được đền đáp. Kế hoạch tái gia nhập UNESCO của Mỹ được bà Audrey Azoulay thông báo với các đại sứ trong cuộc họp ngày 12/6 tại trụ sở UNESCO ở Paris (Pháp) và nhận được sự hoan nghênh trong khán phòng.

Theo AP, Tổng giám đốc UNESCO nhận được nhiều lời khen nhờ những nỗ lực cá nhân nhằm tạo dựng sự đồng thuận giữa các nhà ngoại giao Jordan, Palestine và Israel xung quanh các nghị quyết “nhạy cảm” của UNESCO.

Bà Audrey Azoulay cũng gặp đảng Cộng Hòa và đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ nhằm giải thích về những nỗ lực đó. Nhờ các cuộc đàm phán lưỡng đảng, bà bày tỏ niềm tin rằng quyết định tái gia nhập của Mỹ là lâu dài, bất kể người nào chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.

Đinh Kim (Theo AP)

Tin nổi bật