Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mưu sâu kế hiểm của Minh "Sâm" và độc chiêu thu phục đầu nậu

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Minh “Sâm” nhanh chóng thành “ông trùm” có những “độc chiêu khó đỡ” ở mức già dơ thật chóng vánh.

(ĐSPL) - Minh “Sâm” nhanh chóng thành “ông trùm” có những “độc chiêu khó đỡ” ở mức già dơ thật chóng vánh. 
>> Bí ẩn khiến Minh Sâm "ngã ngựa: "Sóng vỗ trên cạn" một thời
>> Trùm xã hội đen Minh "Sâm" dùng tiền che mắt thiên hạ thế nào?
Theo rất nhiều người biết về “ông trùm” gỗ lậu Minh “Sâm” thì trước khi “bén duyên” với gỗ lậu, ông ta đã là giang hồ “dọc ngang” một thời. Chẳng thế mà, khi ra tù, được sự giúp đỡ của người thân, “ông trùm” nhìn ra ngay “đất” làm ăn và nguồn lợi nhuận kếch xù bắt nguồn từ gỗ và những làng nghề liên quan đến gỗ. Minh “Sâm” nhanh chóng thành “ông trùm” có những “độc chiêu khó đỡ” ở mức già dơ thật chóng vánh. Người ta cho rằng, “ông trùm” Minh “Sâm” có “tố chất” thể hiện quyền lực ngầm nên mới “phát tiết” nhanh như thế.

Ông trùm Minh "Sâm" có những độc chiêu khó đỡ ở mức già dơ.

Đã từng được ví... “công thần”
Ở một khía cạnh nào đó, trong một thời điểm nhất định, “ông trùm” Minh “Sâm” từng được “đánh giá cao” vì là người đầu tiên thành lập bến, bãi chứa gỗ để các xe gỗ từ mọi miền về khu vực làng nghề gỗ ở Từ Sơn, Bắc Ninh có chỗ bốc, xếp, dỡ, để gỗ không bị phơi sương, phơi nắng, ảnh hưởng đến chất lượng. Từ cái gọi là “công trạng” này, “ông trùm” đã lợi dụng nó để cho người thân, anh em giang hồ, đệ tử thân tín “làm tiền” dẫn tới phạm tội. Thủ đoạn ép thương lái gỗ phải chuyển gỗ vào bãi của “ông trùm” thì mới an toàn trong mua bán, vận chuyển và các giao dịch khác liên quan đến gỗ rất tinh vi.
Thực tế, quay trở lại khu vực các làng nghề chuyên về đồ gỗ khi chưa có khu công nghiệp tập trung, chưa có dịch vụ bến bãi của “ông trùm” Minh “Sâm” thì gỗ được thương lái, các chủ đóng đồ để đầy đường trong làng, ngoài xóm, cạnh cổng nhà. Các chủ cơ sở chế biến lâm sản để bán để gỗ ở bất kỳ đâu trên đường ngang, ngõ dọc của làng làm cho giao thông nội bộ không được thuận tiện. Họ có thể dựng lều, lán ngay tại đất canh tác của gia đình làm nơi chứa, chế biến gỗ... Tất cả rất bừa bãi và lộn xộn. Song, vì miếng cơm manh áo và tâm lý “anh để được, tôi cũng để, anh làm lán được, tôi cũng làm” nên chẳng ai nói ai. Họ buộc phải nhường nhịn nhau để tồn tại.
 Gỗ được thương lái, các chủ đóng đồ để đầy đường trong làng, ngoài xóm, cạnh cổng nhà.
Việc “ông trùm” có nhiều bãi đất trống đắc địa ở khu vực làng nghề để mở bến bãi cũng được ghi nhận là “công thần” đầu tiên trong lĩnh vực này. Cách đây khoảng hơn 15 năm, khu vực bến bãi và văn phòng công ty của “ông trùm” là đất ruộng. Từ đất ruộng xấu xí, “ông trùm” biến nó thành đất đẻ ra vàng ở những vị trí đắc địa bậc nhất làng nghề. Quá trình hoạt động, mới biết, tất cả đều nằm trong toan tính thâu tóm thị trường gỗ lậu từ mọi nơi về các làng nghề gỗ của “ông trùm”.
Thời điểm đỉnh cao của làng nghề, người ta không thể đếm được, một đêm có bao nhiêu xe gỗ vào, ra bến bãi của “ông trùm”. Chỉ biết rằng, người bán nước chè đêm ở bến, bãi của “ông trùm” cũng thu được vài trăm nghìn đồng đến cả triệu đồng/ngày đêm. Như thế thôi cũng đủ thấy độ “hót” của “ông trùm” trong giới gỗ lậu đẳng cấp “khủng” cỡ nào.
Sau khi “ông trùm” gom gỗ vào một mối được gọi là “chợ gỗ” ở làng nghề thì ở những khu vực khác của Từ Sơn có làng nghề làm sắt, dịch vụ cũng học mô hình của “ông trùm” và thực hiện gom, “mở chợ”... Song, những “chợ” khác không “hót” bằng “chợ gỗ” của Minh “sâm” được. Điều quan trọng hơn nữa, ở những khu “chợ” đó không có một “ông trùm” biết cách khai thác, quản lý nên chủ sắt “dễ thở” hơn thương lái và chủ gỗ.
Có thông tin cho rằng, “ông trùm” được như ngày hôm nay phải đội ơn “người giúp đỡ”. Vì “ông trùm” được người này giúp đỡ rất nhiều thì mới “hoành tráng” được như thế. Khi “ông trùm” bị bắt, người dân đã râm ran rằng, “hai cánh tay” của người giúp đỡ đã “bị gãy”. Mà rất lạ là cả “hai cánh tay” này đều là “dân xã hội” thực thụ. Người thứ nhất đã chết cách đây gần hai năm, tên T.B – là đối tượng có “số” ở địa phương. Theo dư luận, T.B. chết khi đi đánh bạc ở đất khách mà cứ xem như đang chơi ở sới nhà mình. T.B. tưởng mình “to” nên bỏ qua lời răn của người xưa là “đất có thổ công, sông có hà bá”. Khi T.B. chết, nhiều chủ nợ đã thở phào nhẹ nhõm vì không bị cái dáng ngất ngưởng, lời ăn tiếng nói giật cục của T.B. ám ảnh nữa.
Tạo những cuộc chiến và “bàn tay hòa giải”
Khi “ông trùm” “mở bãi”, gỗ đã không còn ngổn ngang ngoài đường. Và, thương lái, chủ gỗ cũng không nhường nhau chỗ để, nơi mua, nơi bán như trước nữa. Thực tế, chủ gỗ bị rất nhiều các loại “phế” đè lên giá thành thành phẩm mà không biết kêu ai. Theo tính toán của thương lái M. (ở miền Trung), thì gỗ đến tay người tiêu dùng bằng sản phẩm thực tế như giường, tủ, bàn thờ, bàn ghế... đã trải qua rất nhiều loại “phế” khác nhau như “phế” bao tiêu hàng hoá thông suốt; “phế” bán hàng; “phế” môi giới; “phế” bến bãi và nhiều loại “phế mềm” khác không tên chưa kể những loại phí phải đóng góp theo đúng quy định của Nhà nước.
Thương lái M. kể: “Cách đây hơn 10 năm, tôi là khách đầu tiên của bến bãi này. Vì muốn thu hút khách, gần một năm đầu, chúng tôi được phục vụ tốt. Khi lượng khách vào bến đã “hòm hòm”, “ông trùm” mới bắt đầu ra tay. Các loại “phế” tăng một cách chóng mặt. Ngoài ra, “ông trùm” còn dùng thủ đoạn, không nhận xe gỗ vào “chợ” nữa để cho các thương lái, chủ gỗ “chiến” nhau, “ông trùm” ở giữa hoà giải, kiếm bộn tiền. Chủ gỗ nào không nghe theo sự sắp xếp của “ông trùm”, chắc chắn gặp hạn lớn”.

Muốn vào được chợ gỗ do Minh "Sâm" lập ra, doanh nghiệp phải đóng rất nhiều loại "phế".

Tôi bất ngờ hỏi: “Bị chèn ép, bị bắt nộp nhiều loại “phế” thế, có lãi không? Sao không báo cơ quan chức năng?”. Thương lái M. bộc bạch: “Không lãi thì buôn mãi sao được. Ai cũng muốn yên ổn làm ăn, chẳng ai muốn thưa gửi gì. Chúng tôi đều biết tầm ảnh hưởng của anh Minh “Sâm” nên chẳng dại gì mà “lấy trứng chọi với đá””.
Theo lái xe gỗ tên P. (cho chủ gỗ ở một tỉnh miền núi phía Bắc) thì “làm ăn với “ông trùm” Minh “Sâm” đơn giản là thực hiện đúng “nghĩa vụ” thì sẽ được hưởng mọi “quyền lợi”. Nhiều chủ gỗ đã bị “ông trùm” báo bắt gỗ, thiệt hại nhiều tỉ đồng, thậm chí nhiều chục tỉ vì không nộp “phế” vào bến bãi. Khi đó họ mới ngộ ra rằng, “phế” “ông trùm” thu rẻ hơn rất nhiều thiệt hại nhãn tiền mà họ mắc phải. Bởi theo P. với kiểu thực thi pháp luật hiện nay của cán bộ cộng với các văn bản chưa chặt chẽ, kiểu gì “xe gỗ” lưu thông trên đường cũng không lỗi này thì lỗi khác. Mà, cứ có lỗi là bị tịch thu... là chuyện đương nhiên. “Ông trùm” Minh “Sâm” còn biết bị giữ hàng ở đâu, bị tịch thu hay “làm luật” được, để đến “giải cứu” số gỗ đó ra.

Tin nổi bật