Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Muốn trở thành giáo sư, phó giáo sư phải có bài đăng trên tạp chí nào?

(DS&PL) -

Khi xếp hạng các tạp chí người ta thường dựa vào các chỉ số đo chất lượng khoa học, như chỉ số IF (Impact Factor) và chỉ số H (H-index).

Khi xếp hạng các tạp chí người ta thường dựa vào các chỉ số đo chất lượng khoa học, như chỉ số IF (Impact Factor) và chỉ số H (H-index).

Trụ sở của Institute for Scientific Information. Ảnh: Getty

Danh mục ISI (Institute for Scientific Information - Viện Thông tin Khoa học) bao gồm các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới. Hiện nay, ISI đã được hầu hết các tổ chức Khoa học công nghệ (viện nghiên cứu, trường đại học) sử dụng làm nguồn tham khảo chính để đánh giá, xếp hạng năng lực nghiên cứu của một viện, một trường đại học, một nước, một cá nhân nhà khoa học hay một nghiên cứu sinh. 

ISI được Phân loại theo Viện thông tin khoa học Mỹ. Những năm 1960, ISI chỉ bao gồm tập hợp SCI (Science Citation Index - Chỉ số trích dẫn khoa học) với khoảng khoảng 4.000 tạp chí chuyên ngành về Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ có chất lượng cao và truyền thống lâu đời nhất trên thế giới.

Sau đó, SCI mở rộng thành tập hợp SCIE (Science Citation Index Expanded - Chỉ số trích dẫn khoa học mở rộng) với khoảng 7.000 tạp chí Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ, Xã hội, Nhân văn và Nghệ thuật được xuất bản từ năm 1900 đến nay.

Hiện nay, ISI được phân loại cụ thể hơn, bao gồm thêm tập hợp SSCI (Social Science Citation Index - Chỉ số trích dẫn khoa học xã hội) với hơn 2.000 tập chí xuất bản từ năm 1956 và A&HCI (Arts & Humanities Citation Index - Chỉ số trích dẫn nghệ thuật & nhân văn) với hơn 1.200 tập chí từ năm 1975 đến nay.

Theo đó, ISI là tập hợp của sự phân loại minh bạch, bao hàm cả SCI, SCIE, SSCI và A&HCI với tổng cộng khoảng 10.000 tạp chí khoa học có chất lượng cao, trong tổng số hàng triệu tạp chí thông thường trên thế giới.

Nhiều tổ chức sử dụng cơ sở dữ liệu từ nguồn Scopus. Ảnh minh họa 

Bên cạnh phân loại ISI, nhiều tổ chức xếp hạng thế giới, ví dụ như Tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa học SCIMAGO, Tổ chức xếp hạng đại học (QS World University Rankings), ... còn sử dụng cơ sở dữ liệu từ nguồn Scopus.

Scopus được xây dựng từ tháng 11/2004 và thuộc sở hữu của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), dành cho thuê bao trực tuyến, có trả phí. Đây là một cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học.

Scopus có chứa 57 triệu bản tóm tắt, gần 22.000 danh mục từ hơn 5.000 nhà xuất bản, trong đó hơn 30.000 là Tạp chí đánh giá chuyên ngành trong Khoa học, Kỹ thuật, Y tế,Xã hội, Nghệ thuật và Nhân văn.

Để được liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chí cũng được lựa chọn nghiêm ngặt. Số lượng tạp chí nằm trong Scopus gần gấp đôi số lượng nằm trong ISI, nhưng không bao gồm tất cả mà chỉ chứa khoảng 70% số lượng của ISI. Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồm các bài báo xuất bản từ năm 1995 trở lại đây.

Khi xếp hạng các tạp chí người ta thường dựa vào các chỉ số đo chất lượng khoa học của tạp chí, chẳng hạn như chỉ số IF (Impact Factor) và chỉ số H (H-index). IF là chỉ số trích dẫn của Tạp chí, H-Index là chỉ số ảnh hưởng của cá nhân nhà khoa học. Rất khó đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học, vì cộng đồng khoa học vẫn chưa nhất trí một chuẩn mực thống nhất cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu.

Chỉ số trích dẫn được Garfield đưa ra vào năm 1955, đó là toàn bộ số lần một bài báo được trích dẫn trong các tài liệu khác. Đây là chỉ số đơn giản nhất và cũng là quan trọng nhất vì nó là nền tảng để tính các chỉ số khác.

Một cách định tính, ta thấy rằng một bài báo có chất lượng của một tác giả uy tín sẽ được nhiều người đọc, tham khảo và trích dẫn và ngược lại. Do vậy, có thể lấy số lần trích dẫn để đo giá trị của bài báo, tạp chí và tác giả.

Tuy đây là một chỉ số hợp lý, nó có những vấn đề gây khó khăn cho việc đánh giá. Trong bài viết này, người viết đề cập đến hai vấn đề: sự khác nhau giữa kết quả từ các công cụ thống kê khác nhau và văn hóa trích dẫn của từng ngành.

Hệ số ảnh hưởng của một tạp chí trong năm N được tính bằng tổng số lần các bài báo trong tạp chí đó được trích dẫn trong 2 năm trước N (tức là N-1 và N-2) chia cho tổng số bài báo trong hai năm đó.

Ví dụ, nếu tạp chí A có tất cả 100 bài trong hai năm 2009 và 2010 và được trích dẫn tổng cộng 170 lần thì hệ số ảnh hưởng của năm 2011 sẽ là IF_2011 = 170/100 = 1.7.

Hệ số ảnh hưởng cho biết uy tín và chất lượng của tạp chí. Hệ số này càng cao thì tạp chí càng có uy tín và càng khó để có bài được đăng trên tạp chí này. Một bài báo được đăng trên một tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao sẽ được đánh giá cao, dễ được đọc và được trích dẫn hơn. Một nhà khoa học đăng được bài trên tạp chí chất lượng và bài báo được trích dẫn nhiều sẽ được đánh giá cao.

Tra cứu tên các tạp chí trong danh mục ISI

Để tra cứu tên các tạp chí trong danh mục ISI, vào trang web sau:

http://ip-science.thomsonreuters.com/mjl/

Có thể tra tên tạp chí theo một trong các cách sau đây:

  1. Tra cứu theo tên đầy đủ của tạp chí: Nhập tên đầy đủ của tạp chí vào ô nhập liệu đầu tiên và chọn “Full Journal Title” ở ô lựa chọn tiếp theo.
  2. Tra cứu theo một từ trong tên tạp chí: Nhập chỉ một từ cần tra cứu vào ô nhập liệu đầu tiên và chọn “Title Word” ở ô lựa chọn tiếp theo.
  3. Tra cứu theo mã ISSN của tạp chí: Nhập mã ISSN cần tra cứu vào ô nhập liệu đầu tiên và chọn “ISSN” ở ô lựa chọn tiếp theo

Để biết tạp chí tìm thấy nằm trong danh mục SCI hoặc SCIE, kích chọn mục Coverage nằm ngay dưới tên tạp chí.

Mộc Miên (Theo Igi-global)

Tin nổi bật