Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Muôn kiểu báo thức buổi sáng với những phát minh cổ đại, người hiện đại phải tròn mắt thán phục

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Năm 1787, chiếc đồng hồ báo thức trên thế giới ra đời. Trước đó, con người đã có nhiều các thú vị để tự đánh thức mỗi buổi sáng.

Cơ thể bản thân

Các chiến binh người Mỹ bản địa thời xưa đã sử dụng chính bàng quang của mình để ước lượng thời gian, thức dậy đúng giờ mỗi sáng.

Trong cuốn sách tên Warpath xuất bản năm 1984 của Stanley Vestal đã kể lại câu chuyện như sau: "Các chiến binh Anh Điêng xác định trước giờ dậy của họ bằng cách điều chỉnh lượng nước uống trước khi đi ngủ".

Đồng hồ chạy bằng nước

Đồng hồ chạy bằng nước thời xưa. Ảnh: Hellenic Museum

Đồng hồ báo thức chạy bằng nước là một phát minh của nhà triết học Hy Lạp Plato.

Plato mô tả quy trình báo thức bằng cách sử dụng 4 chiếc bình gốm xếp chồng lên nhau và nối liền bởi một ống dài. Khi nước đầy bình trên cùng, nó sẽ chảy xuống các bình dưới theo thứ tự. Đến một lúc nào đó, bình cuối cùng cũng đầy và tạo nên một lượng khí ép trong bình thoát ra tức thì, gây nên tiếng kêu huýt sáo giống như khi đun nước.

Thuê người đánh thức

Vào mỗi buổi sáng, họ sẽ dùng những công cụ trên đập liên tiếp và mạnh vào cửa sổ phòng ngủ, cửa chính của khách hàng cho đến khi họ thức dậy. Ảnh sưu tầm

Thời điểm đồng hồ báo thức mới xuất hiện, vấn đề giá cả đã khiến cho người xưa phải lựa chọn một cách thức tiết kiệm hơn và đó là thuê người đánh thức.

Trong những năm 1970 của thế kỷ 20, những người làm nghề báo thức ở Anh và Ireland sẽ gõ cửa phòng của khách hàng cho tới khi họ thức dậy và trả lời. Một số thậm chí huýt sáo hoặc chơi nhạc cụ để đánh thức nhiều người cùng lúc.

Nến báo thức

Đồng hồ nến đã được dùng cho tới ít nhất thế kỷ 18. Ảnh: Wikipedia Commons

Nến chính là phương thức được dùng thay thế đồng hồ báo thức phổ biến nhất của người xưa trên khắp thế giới. Cách sử dụng loại đồng hồ này không hề đơn giản.

Người ta sẽ đóng đinh cố định vào nến, tính toán sao cho thời gian nến cháy hết đến mốc đinh là qua một khoảng nhất định. Đến lúc nến tan chảy ở nơi bị đóng đinh thì chiếc đinh sẽ rơi xuống, tạo ra tiếng động đánh thức con người. 

Ghi chép đầu tiên về công cụ này là vào năm 520 TCN trong một bài thơ của người Trung Quốc. Tại Nhật Bản hay Anh quốc cũng từng có tài liệu ghi chép về đồng hồ nến từ trước Công nguyên. Con người đã dùng nến để thức dậy cho đến ít nhất là thế kỷ 18.

Dùng thuốc súng, lò xo hay ánh sáng

Đồng hồ thuốc súng. Ảnh sưu tầm

Một chiếc đồng hồ cầu chì. Ảnh sưu tầm

Một số loại đồng hồ tự chế cũng đã sử dụng các cơ chế khác nhau để tạo ra tiếng ồn hoặc ánh sáng đánh thức con người dậy. Đó có thể là thuốc súng, cầu chì để tạo ra tiếng ồn lớn tại một thời điểm kích hoạt nhất định.

Một số loại khác lại sử dụng ánh sáng - lò xo hoạt động để làm bật lên ngọn nến sáng. Tuy nhiên, các đồng hồ báo thức sơ khai này có yếu điểm lớn là không an toàn, rất dễ gây ra hỏa hoạn cháy nhà. 

Chuông tự chế

Vào năm 725, Yi Zing, một nhà sư kiêm nhà toán học, kỹ sư, chiêm tinh học người Trung Quốc đã chế tạo ra một chiếc chuông có thể tự động phát ra tiếng vào khung giờ nhất định.

Trong tài liệu ghi lại, hệ thống của Yi Zing hoạt động nhờ một cối xay nước. Khi cối xay đến một mốc nhất định, nó sẽ đẩy một con rối ngã xuống đập vào chiếc chuông và vang ra âm thanh lớn.

Gà trống

Gà trống có khả năng gáy đúng giờ mỗi ngày. Ảnh sưu tầm

Một “công cụ báo thức” vô cùng nổi tiếng khác đó là các chú gà trống. Gà trống sẽ cất tiếng gáy vào rạng đông như cách đưa ra tuyên bố lãnh thổ của mình.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 140 decibel sẽ là ngưỡng âm thanh của gà trống khi bạn nghe chúng gáy sát bên tai. Với âm lượng như vậy, thực dễ hiểu khi gà trống trở thành một chiếc báo thức được ưa chuộng kể từ khi chúng được thuần hoá.

Mặt trời

Ánh nắng mặt trời là “chiếc đồng hồ báo thức” quen thuộc của tổ tiên ta trong quá khứ. Loài người thường đi ngủ khi màn đêm buông xuống và lấy ánh bình minh ngoài cửa hang làm báo thức. Ngoài ra, âm thanh từ những loài động vật vào buổi sáng là một cách giúp người xưa thức dậy. 

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật