Chắc không ai có thể ngờ chiếc đồng hồ báo thức, bạn đồng hành của nhiều người vào sáng sớm lại có thể mang đến nhiều căn bệnh nguy hiểm chết người.
Dưới đây là những căn bệnh bạn có thể mắc phải nếu giữ thói quen dùng đồng hồ báo thức sáng.
Bệnh cao huyết áp
Đồng hồ báo thức làm tăng nhịp tim, dẫn đến huyết áp cao và đột quỵ. |
Khi bị đánh thức đột ngột bởi tiếng chuông báo thức, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng có điều kiện nhằm tự bảo vệ. Phản ứng này làm tăng nồng độ epinephrine - một chất kích thích tim, tăng huyết áp. Nếu trạng thái này diễn ra liên tục trong nhiều ngày, nhiều tháng hay nhiều năm có thể dẫn tới huyết áp cao, yếu tim, mất ngủ, ức chế tinh thần.
Viện Y tế Công nghiệp Quốc gia Nhật Bản cũng xác nhận, tiếng đồng hồ sẽ “đập nát” chu kỳ giấc ngủ của bạn. Âm thanh điên cuồng ấy sẽ kéo bạn ra khỏi giấc ngủ sâu một cách đột ngột gây ra một chuỗi phản ứng liên hoàn, làm phát sinh ra hợp chất adrenaline chảy đi khắp cơ thể. Chất này chính là nguyên nhân khiến nhịp tim tăng lên đột ngột, dẫn đến huyết áp cao và có thể “bức tử” trái tim ngay lập tức.
Tổn thương tâm thần
Các nhà khoa học cho biết, tiếng đồng hồ báo thức “đánh” vào giấc ngủ của bạn với một lực tác động rất lớn đến bộ não, nếu quy ra trọng lực thì chẳng khác nào một cú tát vài trăm kg của một con gấu trưởng thành. Điều đó có thể gây tổn thương về mặt tinh thần và các chức năng sinh học của bộ não.
Đồng hồ báo thức sáng khiến tâm trạng con người trở nên đặc biệt kém. |
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, con người từ trạng thái ngủ say chuyển sang trạng thái tỉnh táo sau khi thức giấc, hô hấp tăng từ 16 nhịp/phút lên 24 nhịp/phút, nhịp tim tăng nhanh 10 lần/phút, sóng não từ 8 lần/giây tăng lên 30 lần/giây. Do đó, khi đang ngủ sâu đột nhiên bị đánh thức bởi tiếng chuông báo thức, sẽ khiến cho cơ thể có sự thay đổi bất ngờ, sinh ra hàng loạt các cảm giác tiêu cực như hoảng hốt, tâm trạng tụt dốc, cảm giác trống rỗng, uể oải, khó chịu.
Nếu đang từ giấc ngủ sâu đột nhiên tỉnh dậy bởi tiếng chuông báo thức, thì khả năng nhớ ngắn hạn, khả năng nhận thức, thậm chí cả khả năng tính toán của con người sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt.
Nhiều nhà khoa học tin rằng, các tổn thương này sẽ hình thành một dị tật trong não bộ nếu bị tác động lâu dài. Chúng khiến não bị liệt một vài chức năng và dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng khác, cụ thể ảnh hưởng đến sự minh mẫn và tinh nhạy của một người khi ngày mới đến.
Tiếng ồn của chiếc đồng hồ cũng được cho là nguyên nhân phát sinh tình trạng căng thẳng, khiến tâm lý của một người bị tổn thương tạm thời dẫn đến hụt hẫng và cáu gắt.
Cách thức giấc bằng đồng hồ sinh học
Để không gây hại cho sức khỏe vì tiếng chuông báo thức, chúng ta cần "bỏ túi" những mẹo thức dậy bằng đồng hồ sinh học của cơ thể.
Tuy nhiên, trước khi từ bỏ hoàn toàn tiếng chuông báo thức thì bạn vẫn cần sử dụng chúng trong một thời gian.
Thứ nhất, ngủ sớm và ngủ đủ. Chẳng hạn nên ngủ sớm trước 23h và ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng, vì trạng thái muốn ngủ sau khi báo thức reo chứng tỏ ngủ không đủ giấc.
Thứ hai, cần đặt chuông báo thức vào một giờ cố định với âm lượng vừa đủ nghe và đặt đồng hồ càng xa càng tốt, miễn bạn nghe được tiếng chuông. Như vậy, bạn sẽ phải ra khỏi giường để tắt chuông báo thức và sẽ rất khó ngủ trở lại.
Thứ ba, hãy nghĩ điều đặc biệt đang đợi bạn hay bất cứ một điều nào đó khiến bạn hào hứng vào ngày mai. Khi có mục tiêu rõ ràng, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng thức giấc hơn so với tối đi ngủ nhưng sáng mai bạn không biết làm gì.
Thứ tư, nên nằm ngủ vị trí có cửa sổ và hứng trọn ánh sáng mặt trời.
Thực hiện tốt những bước trên, dần dần nhịp sinh học cơ thể đã có "lối mòn" và bạn có thể bắt đầu một ngày mới mà không cần tiếng chuông báo thức inh ỏi.
Minh Minh (T/h)