Lá bài năng lượng từng được Nga sử dụng như con át chủ bài để đối phó với các lệnh trừng phạt đến từ phương Tây sau khi chiến dịch quân sự đặt biệt tại Ukraine nổ ra. Vấn đề năng lượng vẫn luôn là một chủ đề được người dân ở những nước không trực tiếp không xung đột với Nga quan tâm. Khi mùa đông giá lạnh tới, họ sẽ tự đặt câu hỏi vì sao cuộc sống của họ phải bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột này,
Nhiều nhà quan sát thậm chí còn cho rằng trước gánh nặng về năng lượng, một số quốc gia phương Tây phụ thuộc vào dầu khí Nga có thể sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt hoặc làm trung gian hoà giải với các điều kiện có lợi cho Nga.
Keir Giles, chuyên gia tư vấn cấp cao tại tổ chức Chatham House, giải thích: "Ở Nga, có quan điểm truyền thống cho rằng một trong những tài sản tốt nhất của họ trong xung đột là mùa đông. Trong trường hợp này, Nga đã tìm cách khai thác mùa đông để tăng cường sức mạnh của một công khác là lá bài năng lượng. Nga có kế hoạch đóng băng mùa đông để thuyết phục châu Âu và người dân trên khắp châu lục rằng sự ủng hộ của họ với Ukraine không nên khiến họ phải chịu đựng sự nỗi đau kinh tế".
Một phần đường ống mở rộng của đường ống Yamal-Châu Âu nối liền Nga và Đức qua Ba Lan. Ảnh: Getty
Dù vậy, trong năm nay, khu vực Tây và Trung Âu đang trải qua một mùa đông ôn hòa hơn dự kiến. Cùng với đó, các quốc gia châu Âu đã phối hợp cùng nhằm giảm lượng tiêu thụ khí đốt. Những động thái này đã phần nào làm suy yếu con bài thương lượng lớn nhất của Nga.
Khi thế giới bước sang năm 2023, các chính phủ châu Âu hiện có cơ hội để đạt được thành công và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trước khi một mùa đông nữa đến. Việc này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mặt trận thống nhất của phương Tây trong trường hợp xung đột Ukraine kéo dài.
Adam Bell, cựu quan chức năng lượng của chính phủ Vương quốc Anh, nói rằng mùa đông ấm áp đã "cho châu Âu thêm một năm" chuẩn bị. Ông chỉ ra, nếu tháng 12 và tháng 1 lạnh hơn, các nước này sẽ tiêu hao rất nhiều kho dự trữ khí đốt và dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung.
Tuy nhiên, ông Bell cũng cảnh báo rằng chỉ dự trữ năng lượng thôi là chưa đủ. Ông nói: "Cần phản thực hiện thêm nhiều hảnh động khác một cách hiệu quả hơn. Các hộ gia đình và doanh nghiệp cần tiết kiệm nguồn năng lượng tiêu thụ tại các toà nhà. Các công ty cần chuyển quy trình sản xuất và thay thế nguồn khí đốt tự nhiên".
Các nhà phê bình cũng chỉ trích các chính phủ châu Âu tập trung quá nhiều vào việc kiểm soát giá khí đốt trước mắt, thay vì đầu tư vào các biện pháp dài hạn như hiệu quả và năng lượng tái tạo.
Một trung tâm khí đốt quan trọng ở Lubmin (Đức). Ảnh: AFP
Milan Elkerbout, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu, nhận xét: "Đây là một bản năng chính trị thông thường bởi việc giảm giá năng lượng sẽ trực tiếp giải quyết các vấn đề trước mắt của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhưng khi giá năng lượng rẻ hơn, người dân sẽ không còn động lực để giảm lượng khí đốt tiêu thụ".
Các chính trị gia có xu hướng coi năng lượng là một dự án dài hạn. Điều này một phần là do sự thiếu hụt các vật liệu như vật liệu cách nhiệt và thiếu công nhân lành nghề. Nhưng ngay cả khi những biện pháp hiệu quả nhỏ được thực hiện trong thời gian ngắn, việc này cũng có thể góp phần tạo ra sự thay đổi lớn về tổng thể trong tiêu dùng, ông Elkerbout cho biết thêm.
Trong trung hạn, châu Âu đang có cơ hội thực hiện một số thay đổi đối với thói quen tiêu thụ năng lượng đã được chứng minh là khó khăn về mặt chính trị.
Tuy nhiên, việc các nước châu Âu có tận dụng cơ hội ngắn ngủi này để củng cố an ninh năng lượng của họ hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Ông Giles nói: "Sự mong manh của châu Âu đột nhiên bị bộc lộ do sự tự mãn từ lâu của các cường quốc phương Tây. Tây Âu đã không sẵn sàng lắng nghe các quốc gia tiền tuyến đã cảnh báo về ý định của Nga và phải hiểu rằng năng lượng đắt đỏ hơn là cái giá phải trả nếu không muốn bị tổn thương trước áp lực của Nga. Sự tự mãn này khiến Nga có nhiều mục tiêu mở ở các thủ đô lớn của Tây Âu, đáng chú ý nhất là Đức".
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hồi tháng 12/2022 cho biết nhu cầu toàn cầu về than đá - loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất - đạt mức cao kỷ lục vào năm 2022 trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng. Chỉ một năm sau khi các quốc gia đồng ý giảm dần việc sử dụng than tại hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc ở Glasgow (Scotland), châu Âu lại đang chuyển đổi hoạt động và mở lại một số nhà máy điện than đã đóng cửa gần đây.
IEA cho biết, trong khi mức tăng tiêu thụ than tương đối khiêm tốn ở hầu hết các nước châu Âu, Đức đã chứng kiến sự đảo ngược với "quy mô đáng kể".
Trong khi cuộc giao tranh vẫn đang tiếp diễn, năng lượng vẫn đóng vai trò như một lời nhắc nhở với phương Tây, Nếu các nước phương Tây không hành động ngay, họ có thể rơi vào thảm họa trong mùa đông tới. Một cuộc khủng hoảng năng lượng tự gây ra sẽ khiến lá phải năng lượng Nga có thêm sức mạnh.
Minh Hạnh (Theo CNN)