Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹ chồng Pháp "gây sốt" khi ngồi ghe đón dâu, quét sân phụ thông gia ở miền Tây

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Hình ảnh mẹ chồng người Pháp ở lại quét sân, dọn dẹp cùng gia đình thông gia sau đám cưới của các con tại một miền quê Việt Nam đã khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Tháng 12/2024, mạng xã hội lan truyền clip ngắn ghi lại cảnh gia đình người Pháp quét sân, dọn dẹp trước cửa nhà gia đình miền Tây. Clip thu hút gần 5 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận thích thú của khán giả.

Theo Vietnamnet, được biết, đây là đám cưới của chị Võ Thúy Vy (SN 1994, Đồng Tháp) và anh Jason Cavaille (SN 1993, quốc tịch Pháp) diễn ra vào 25/2/2024. Hai người trong clip là cha mẹ chồng của Thúy Vy bay từ Pháp đến Việt Nam để tổ chức đám cưới cho con trai. 

Gia đình người Pháp quét sân, dọn dẹp trước cửa nhà gia đình miền Tây. Ảnh: Vietnamnet.

Theo chị Vy, chị muốn tái hiện cảnh đón dâu bằng ghe, mọi người cùng ăn cháo, ca hát, vui chơi trong đêm nhóm họ của đám cưới miền Tây xưa. Chị cũng mong gia đình chồng có trải nghiệm văn hóa Việt Nam trong thời gian dự lễ cưới. Vì vậy, chị thuyết phục cả gia đình chồng từ Pháp về Việt Nam dự đám cưới của mình tại Đồng Tháp. Ý tưởng ấy của chị được bố mẹ chồng ở Pháp nhiệt liệt hưởng ứng.

Khi đến Việt Nam, gia đình anh Jason có vài ngày ở TP.HCM để thưởng thức món ăn Việt Nam, đi mua áo dài. Về miền Tây, họ trải nghiệm đạp xe trên đường quê, nằm võng bên bờ sông, thưởng thức các món ăn dân dã, những loại trái cây nhiệt đới...

Để tiết kiệm, anh chị không chọn tổ chức đám cưới trong nhà hàng, khách sạn. Thay vào đó, tiệc cưới diễn ra một cách giản dị trong căn nhà gỗ mái ngói giữa miền Tây sông nước của gia đình chị Vy.

Ngày cưới, anh Jason dùng ghe đến đón dâu như mong đợi của chị Vy. Ảnh: Vietnamnet.

Ngày cưới, anh Jason dùng ghe đến đón dâu như mong đợi của chị Vy. Bên cạnh nghi thức cưới truyền thống người Việt, cả hai cũng thực hiện nghi lễ trong đám cưới phương Tây.

Trong tiệc cưới, bố chồng chị Vy góp vui bằng bài nhạc Pháp truyền thống trong khi chú rể cùng bạn bè hóa thân thành cô đào để trải nghiệm màn hát lô tô. Tiệc cưới kết hợp giữa 2 nền văn hóa khiến khách mời bất ngờ, ấn tượng.

Kết thúc tiệc cưới, chị Vy cảm thấy hạnh phúc, biết ơn vì được gia đình chồng yêu thương, đến Việt Nam dự đám cưới của mình. Chị cũng tự hào vì thông qua đám cưới, bố mẹ chị đã cởi mở hơn với con rể và thông gia.

Trong khi đó, anh Jason không giấu nổi niềm hạnh phúc khi đem đến trải nghiệm mới mẻ cho gia đình. Anh tâm sự: “Bố mẹ tôi rất hạnh phúc khi được gặp gia đình Việt Nam của tôi và tham dự đám cưới theo truyền thống của người Việt.

Đây là điều hoàn toàn mới mẻ với họ. Bố mẹ cũng vui mừng, tự hào về đám cưới của chúng tôi. Khi trở về Pháp, họ đã kể rất nhiều về Việt Nam và đám cưới của chúng tôi với mọi người”.

Chị Võ Thúy Vy và anh Jason Cavaille. Ảnh: Vietnamnet.

Chia sẻ trên Tạp trí Tri thức, năm nay, vợ chồng chị Thúy Vy - anh Jason sẽ về quê vào ngày 26/1. Từ đầu tháng, chàng rể Pháp đã nhờ vợ dạy cách xưng hô, cố nhớ mặt từng thành viên trong gia đình nội, ngoại của vợ.

Chị Vy cho biết gia đình Jason chỉ có cha mẹ, anh trai, chị dâu và 3 người cháu. Trong khi đó, nhà ngoại của cô có đến 11 người con, nhà nội thì 8 người. Tính cả con cháu, vợ chồng của 19 cô chú, số người Jason phải nhớ lên đến hơn 50, chưa kể cách xưng hô với hai bên nội, ngoại cũng khác nhau.

“Anh luôn kiên nhẫn học tập và cố giao tiếp với mọi người trong gia đình. Tôi rất vui khi chồng cố học tiếng Việt cũng như văn hóa để hòa nhập, điều đó rất có ý nghĩa đối với gia đình đa quốc tịch như chúng tôi”, chị Vy bày tỏ.

Năm ngoái, anh Jason cũng về nhà vợ phụ việc, dọn nhà đón Tết. Anh không ngại dọn dẹp nhà cửa, quét lá, thậm chí đóng lại bàn ghế đã cũ. Với chiều cao vượt trội, anh trở thành "người hùng" khi đảm đương công việc đòi hỏi sức lực mà vợ không thể làm được, như khiêng đồ hay lau chùi những nơi cao, khó với tới. Có chồng giúp đỡ, chị Vy không còn xem việc dọn nhà là “nỗi ám ảnh” dịp Tết nữa.

Vy kể chồng cô dọn từng chiếc túi nhựa, lọ thuốc cũ và ngạc nhiên khi thấy mẹ vợ dùng chiếc khăn lau nhà gần chục năm không đổi.

“Jason rất tận hưởng việc dọn nhà dịp Tết. Anh không coi đó là trách nhiệm nặng nề mà xem như một cách để hòa nhập và hỗ trợ gia đình”, chị Vy nói.

Tiệc cưới diễn ra một cách giản dị trong căn nhà gỗ mái ngói giữa miền Tây sông nước của gia đình chị Vy. Ảnh: Vietnamnet.

Tết năm ngoái, Jason cũng lần đầu trải nghiệm làm mâm cỗ cúng Tết, được mẹ vợ chỉ cách cúng đêm giao thừa. Đối với cặp đôi, Tết Nguyên đán sắp đến không chỉ là dịp trải nghiệm văn hóa mà còn là cơ hội thắt chặt mối quan hệ gia đình. Mỗi lần Jason chúc Tết bằng tiếng Việt hay phụ giúp bưng bê, dọn dẹp ở các bữa tiệc gia đình, anh không chỉ ghi điểm trong mắt người thân mà còn tự tạo cho mình cảm giác được yêu thương và chấp nhận.

Nói về điều quan trọng nhất để dung hòa văn hóa trong gia đình đa quốc tịch, Thúy Vy nhấn mạnh yêu tố “tôn trọng”. Cô không yêu cầu chồng phải làm điều gì đó đúng văn hóa, tập tục để bản thân thấy vui mà để anh tự trải nghiệm và quyết định có tham gia hay không.

Về phần mình, Jason cho rằng sự tò mò là yếu tố không thể thiếu. “Tôi giữ thái độ chấp nhận mọi sự khác biệt trong văn hóa để gia đình luôn hạnh phúc. Nếu có tập tục nào tôi thấy không phù hợp thì tôi sẽ hạn chế tham gia thay vì chê bai hay phán xét”, anh nói.

Tin nổi bật