Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ có sự khác biệt giữa các vùng miền: miền Bắc thường có bánh tro, miền Nam với bánh ú, còn miền Trung là thịt vịt.

Tết Đoan Ngọ , còn được gọi là Tết Đoan dương, diễn ra vào ngày mùng 5/5 Âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ tết truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, được biết đến với tên gọi khác là Tết diệt sâu bọ. Người xưa tin rằng đây là thời điểm thuận lợi để tiêu diệt các loại ký sinh trùng và bảo vệ mùa màng, tiêu diệt cả "sâu bọ" gây bệnh trong cơ thể để giữ gìn sức khỏe.

Tết Đoan Ngọ là một trong những lễ tết truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, được biết đến với tên gọi khác là Tết diệt sâu bọ. Ảnh minh họa.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? 

Mâm lễ vật trong ngày Tết Đoan Ngọ thường không quá cầu kỳ, nhưng cần đúng truyền thống. Bạn nên chuẩn bị các món sau:

Rượu nếp (cơm rượu nếp)

Đây là món ăn mang tính biểu tượng của Tết Đoan Ngọ, với ý nghĩa diệt sâu bọ trong cơ thể.

gười miền Bắc thường dùng cơm rượu nếp cái hoa vàng; miền Trung, miền Nam chuộng cơm rượu viên có vị ngọt.

Bánh ú tro

Bánh ú tro mang ý nghĩa thanh tẩy, gột rửa độc khí trong cơ thể. Ảnh minh họa.

Là loại bánh gói bằng lá dong hoặc lá tre, có màu nâu trong, nhân đậu xanh hoặc không nhân.

Bánh mang ý nghĩa thanh tẩy, gột rửa độc khí trong cơ thể.

Trái cây theo mùa

Các loại quả được ưa chuộng gồm: vải, mận, xoài, dứa, mít, giúp thanh mát, giải nhiệt.

Trái cây không chỉ dùng để cúng mà còn thể hiện mong ước mùa màng bội thu.

Trầu cau, hoa tươi và hương đèn

Mang tính chất trang trọng trong nghi lễ cúng gia tiên.

Hoa thường dùng: hoa sen, hoa huệ, hoa cúc.

Gợi ý mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc mang đậm nét truyền thống. Ảnh minh họa.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc mang đậm nét truyền thống. Ngoài những lễ vật chung ở trên, một số loại trái cây có trong mâm cúng là là mận và vải. Đây hai loại quả phổ biến nhất của mùa Tết Đoan Ngọ. Đặc biệt, mận và vải không chỉ dùng để bày biện trang trọng mà còn thưởng thức như một phần của nghi thức diệt sâu bọ, nhờ vị chua ngọt đặc trưng giúp thông cổ họng và làm sạch ký sinh trùng trong cơ thể.

Bánh gio hay còn gọi là bánh tro là một lễ vật không thể thiếu. Được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro đốt, bánh gio khi ăn thường được chấm cùng nước mật mía, tạo nên sự kết hợp ngọt ngào, hấp dẫn hoàn hảo cho ngày hè oi bức. Một số địa phương như Lào Cai còn thêm vào mâm cúng món bánh khúc, loại bánh đặc trưng của người Nùng với vỏ nếp dẻo thơm và nhân đỗ bùi rất hấp dẫn.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Trung 

Người miền Trung từ lâu đã coi trọng thịt vịt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ, với niềm tin rằng từ sau ngày mùng 5/5 Âm lịch, thịt vịt chính thức vào mùa. Khi đó, vịt có thịt chắc, thơm ngon và không còn mùi hôi, thích hợp cho việc chế biến nhiều món ăn như vịt luộc, cháo vịt, gỏi vịt, vịt tiềm thuốc bắc...

Không chỉ là món ăn cúng, các món từ vịt còn có công dụng giải nhiệt tốt trong thời tiết nóng nực. Hiện nay nhiều địa phương trren cả nước cũng ăn món thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ, không chỉ riêng miền Trung.

Cũng không thể thiếu trong mâm cúng miền Trung là món chè kê, một món ăn độc đáo với vị ngọt thanh, dễ chịu, thường được ăn kèm với bánh tráng vừng giòn rụm. Chè kê được coi là món quà từ thiên nhiên, giúp người dân miền Trung thưởng thức một ngày Tết Đoan Ngọ trọn vẹn với sự tươi mát cả trong lẫn ngoài.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam

Khác với miền Bắc và miền Trung, mâm cúng Tết Đoan Ngọ ở miền Nam đa dạng và phong phú với các món bánh đặc sản địa phương như bánh ú tro, bánh ú bá trạng, và chè trôi nước.

Bánh ú tro có hình chóp, được bọc bởi lớp lá tre hoặc lá chuối, bên trong là phần gạo nếp nhuộm màu nâu đặc trưng, quyện cùng nhân đỗ xanh giã nhuyễn. Bánh không chỉ đẹp mắt mà còn mang lại hương vị thanh mát, dễ ăn, phù hợp với tiết trời nóng bức của miền Nam trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Bánh ú bá trạng kích thước nhỉnh hơn bánh ú tro có người gốc từ người Hoa. Bánh ú bá trạng được kết hợp nhiều loại nhân đa dạng, gói ghém cẩn thận trong lớp lá trước khi được hấp hoặc luộc chín.

Chè trôi nước, món chè truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Nam được làm từ bột gạo nếp với nhân đậu xanh ngọt bùi. Khi ăn, chè trôi nước mang lại cảm giác thanh mát, tượng trưng cho sự trôi chảy và suôn sẻ trong cuộc sống. Ngoài ra, người dân miền Nam còn cúng xôi gấc, xôi vò, thể hiện sự dồi dào và thịnh vượng.

Tin nổi bật