Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mafia Nhật Bản cải đạo, làm gì để hoàn lương?

(DS&PL) -

Một vệ sĩ Yakuza sau khi rút khỏi tổ chức đã trở thành người tuyên truyền cho chiến dịch chống lại băng đảng, giúp những đồng nghiệp trước đây trở về cuộc sống...

Một vệ sĩ Yakuza sau khi rút khỏi tổ chức đã trở thành người tuyên truyền cho chiến dịch chống lại băng đảng, giúp những đồng nghiệp trước đây trở về cuộc sống chính nghĩa.


Mười năm sau khi từ bỏ cuộc sống tội lỗi, Satoru Takegaki dành nhiều thời gian để giúp các vệ sĩ khác tìm được việc làm và thích nghi với cuộc sống ngoài tổ chức.

Từng là thủ lĩnh nhóm vệ sĩ có tên tuổi trong giới mafia, Takegaki hi vọng những thành viên hiện tại còn làm việc cho tổ chức sẽ sớm ngộ ra những phức tạp và bất mãn mà tổ chức gây ra, tranh thủ lúc thế giới ngầm đang đối mặt với cuộc cải tổ hệ thống lớn nhất sau nhiều năm hoạt động.
Tháng 9 năm 2015, nhóm tội phạm có tổ chức lớn nhất Nhật Bản Yamaguchi-gumi thực sự chấn động khi hơn mười lãnh đạo hàng đầu tổ chức quyết định rút khỏi băng đảng.

Cảnh sát cảnh báo về cuộc chiến đổ máu có thể lặp lại khi xung đột nội bộ diễn ra vào những năm 1980 đã hạn chế ảnh hưởng của mafia Nhật Bản cũng như Yakuza, nhóm tội phạm đã từng nổi tiếng với hệ thống điều luật danh dự hà khắc như chặt các ngón tay để sửa chữa những vi phạm nhỏ.

Takegaki cho biết: "Bây giờ nhìn lại, làm Yakuza chẳng kiếm được gì ngoại trừ một chút khoái lạc tạm thời. Chúng tôi không còn sống trong một thế giới mà Yakuza có thể làm ăn công khai nữa, do đó với tôi, Yakuza không còn cần thiết."

Sự bất ổn này nhấn mạnh một sự thật, tất cả các nhóm tội phạm có tổ chức đều không thể hoạt động hiệu quả trong một nền kinh tế nghèo nàn và nội bộ bất ổn.
Các nhóm mafia không có tổ chức cũng có cơ hội hoạt động trên lãnh thổ truyền thống của yakuza, trong khi sự khoan dung của công chúng đối với những hành động của họ dần không còn nữa.

Số lượng thành viên Yakuza đang giảm đều trong nhiều năm. Năm 2014, ước tính có 53.000 thành viên yakuza, giảm khoảng 180.000 thành viên so với những năm 1960.

Những tuyên bố tự hành động vì danh dự gây sức ép lớn đến dư luận Nhật Bản khi một kẻ đã ám sát thị trưởng thành phố Nagasaki vào năm 2007 vì một mối hận thù.

Ước tính có khoảng 10% trong số 23.000 thành viên của Yamaguchi-gumi đã đào thoát khỏi các nhánh của tổ chức, để lại vị trí lãnh đạo - Kenichi Shinoda, còn được gọi là Shinobu Tsukasa – có khả năng bị buộc tội trốn thuế.

Không giống như mafia Ý hay Hội Tam hoàng Trung Quốc, từ lâu yakuza đã để lại hình ảnh đặc biệt trong xã hội Nhật Bản. Họ không hoạt động phi pháp và mỗi nhóm đều có trụ sở riêng dưới sự kiểm soát của cảnh sát.

Tuy nhiên, luật pháp không thừa nhận họ là pháp nhân để bảo vệ, đó chỉ để kiểm soát các hoạt động của họ.

Giờ đây, những quy định cứng rắn hơn chống lại mafia dường như khiến cuộc sống trở nên đảo lộn khi các doanh nghiệp đấu tranh vì bị cấm giao dịch với yakuza. Thậm chí đã có một số vụ các doanh nghiệp hợp pháp kiện xã hội đen đòi lại tiền bảo kê trong nhiều năm.

Takegaki vẫn giữ những lá thư "chân thành" mà ông chủ Yamaguchi-gumi đã gửi cho ông trong thời gian tù giam – khẳng định sự trung thành và tình anh em khi là thành viên yakuza đã không còn nữa.

Takegaki nói: “ Giờ đây, dường như mọi thứ đều xoanh quanh tiền bạc chứ không còn là trách nhiệm và tình người nữa. Tôi hi vọng những người đã ra khỏi tổ chức sẽ tiếp tục thuyết phục nhiều thành viên yakuza hơn nữa hãy dời bỏ cuộc sống trôi dạt để trở thành những người có ích hơn cho xã hội”.

(Theo: South China Morning Post)

Tin nổi bật