Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lý do khiến bạn thường thức giấc giữa đêm

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Việc tìm hiểu nguyên nhân tỉnh giấc đêm là bước đầu tiên để bạn có thể cải thiện giấc ngủ và tận hưởng những đêm ngon giấc trọn vẹn hơn.

Giấc ngủ là một phần quan trọng của cuộc sống, giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng thức giấc giữa đêm (hay tỉnh giấc đêm) và khó ngủ lại, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống ban ngày. Nếu bạn thường xuyên trải qua điều này, có thể có nhiều lý do khiến bạn thức giấc giữa đêm hơn là chỉ đơn giản là "mất ngủ".

Việc ngủ không sâu giấc và giấc ngủ bị gián đoạn giữa đêm có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ sức khỏe thể chất, tâm lý cho đến thói quen sinh hoạt hàng ngày và môi trường ngủ. Dưới đây là những nguyên nhân tỉnh giấc đêm phổ biến nhất mà bạn cần lưu ý.

Giấc ngủ là một phần quan trọng của cuộc sống, giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng.

Vị trí ngủ không phù hợp

Việc chọn một vị trí ngủ phù hợp đóng vai trò khá quan trọng trong việc đảm bảo giấc ngủ không bị gián đoạn. Nếu thức giấc giữa đêm đi kèm triệu chứng mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ợ nóng, đau cổ hoặc đau lưng rất có thể do tư thế ngủ không thích hợp và cần điều chỉnh ngay lập tức.

Trước tiên, hãy kiểm tra giường ngủ và nệm. Lý do là bởi giường quá cứng hoặc quá mềm sẽ khiến tư thế nằm không thoải mái. Đồng thời, hãy xem xét độ cao và độ mềm của gối để đảm bảo rằng, chúng hỗ trợ nâng đỡ đầu và cổ một cách hiệu quả.

Các chuyên gia chăm sóc khoẻ cũng cho hay, ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp cải thiện tiêu hóa và lưu thông máu, giúp hệ thống bạch huyết hoạt động bình thường. Điều này nhằm giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cũng như tránh việc thức giấc giữa đêm.

Phòng quá nóng

Nhiệt độ phòng, đồ ngủ, ga trải giường và chăn giúp giữ cho cơ thể duy trì mức nhiệt phù hợp. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ, nóng nực là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người khó chợp mắt.Nhiệt độ phòng trong có thể giữ ở mức 26-27 độ hoặc bạn có thể chọn mức nhiệt độ phù hợp để cơ thể cảm thấy thoải mái.

Nhiều người còn có thói quen tắm nước ấm trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn. Tắm nước ấm làm tăng nhẹ nhiệt độ của cơ thể và khi bạn tắm xong nhiệt độ sẽ giảm xuống. Đây là một tín hiệu cho não biết đã sẵn sàng để đi ngủ.

Tiếng ồn từ môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh cũng có thể góp phần vào việc không có một giấc ngủ sâu trong đêm. Đặc biệt là nếu bản thân là một người nhạy cảm về âm thanh hoặc sống ở một thành phố lớn, tiếng ồn có thể là một vấn đề nan giải. Tiếng đồng hồ, còi xe, tiếng động của loài vật… đều là nguyên nhân gây tỉnh giấc giữa đêm.

Để giải quyết vấn đề này, hãy sử dụng tai nghe chống ồn nhằm giảm thiểu tiếng ồn xung quanh. Đặc biệt là trong trường hợp không thể kiểm soát tiếng ồn từ môi trường xung quanh.

Môi trường xung quanh cũng có thể góp phần vào việc không có một giấc ngủ sâu trong đêm.

Xem các thiết bị điện tử

Nhiều người có thói quen lướt điện thoại đọc tin tức, trò chuyện với bạn bè, nghe nhạc, xem phim... trước khi đi ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối quá nhiều trước ngủ sẽ ngăn cơ thể tạo ra melatonin - hormone giúp bạn buồn ngủ. Tuy nhiên, ánh sáng của thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, máy tính xách tay... là những tác nhân gây ra rối loạn giấc ngủ thường gặp.

Do đó, người lớn, trẻ em không nên dùng các thiết bị điện tử trước khi lên giường khoảng hai giờ. Các chuyên gia giấc ngủ khuyên mọi người nên để điện thoại ngoài phòng ngủ, không nên lắp đặt tivi trong phòng ngủ. Khi thức dậy lúc nửa đêm, nên tránh dùng các thiết bị điện tử vì chúng càng khiến bạn tỉnh táo hơn.

Rối loạn ngưng thở khi ngủ

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là một vấn đề khác khiến thức giấc giữa đêm. Đây là một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi gặp vấn đề về đường hô hấp. Khi xảy ra tình trạng rối loạn này, thức giấc giữa đêm khuya có thể làm giảm đột ngột của hàm lượng ôxy trong máu. Một số triệu chứng khác gặp phải như: đau đầu, khô miệng, đau ngực, thay đổi tâm trạng…

Tin nổi bật