Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lương ngành xã hội học cao?

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Mức lương của ngành Xã hội học khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, kỹ năng, quy mô công ty và địa điểm làm việc.

Ngành Xã hội học là gì?

Xã hội học là lĩnh vực nghiên cứu về các mối quan hệ trong xã hội và thể chế của con người. Bằng cách áp dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích, thí nghiệm và đánh giá, ngành này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tổ chức của xã hội, những biến đổi và vấn đề xã hội hiện tại.

Lĩnh vực này gồm nhiều chủ đề với các phạm trù khác nhau, từ tội phạm đến tôn giáo, nhà nước đến gia đình, sự phân tầng xã hội, chủng tộc đến niềm tin của nền văn hóa và công bằng dựa trên sự ổn định, thay đổi cơ bản trong xã hội.

Đồng thời, ngành học này đòi hỏi người học phải có sự nhạy cảm với các sự kiện, vấn đề xã hội. Người học cũng cần có niềm đam mê nghiên cứu, vận dụng được các công cụ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội.

Ngành Xã hội học cũng được đánh giá phù hợp với những người muốn góp sức mình nhằm cải tạo xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người. Từ đó, bạn mới có thể làm tốt mọi công việc được giao và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Lương ngành xã hội học cao không?

Những công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học

Ngành nghề sau khi ra trường của sinh viên ngành xã hội học là gì? là những băn khoăn mà các học sinh đang ở ngưỡng cửa đại học và các sinh viên ngành này thường gặp phải. Sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học có thể đảm nhận các công việc sau:

- Biên tập viên, phóng viên hoặc chuyên viên tổ chức sự kiện.

- Nhà nghiên cứu, tư vấn về chính sách phát triển bền vững, truyền thông, quảng cáo.

- Nhà nghiên cứu thị trường.

 - Điều phối viên, chuyên viên cho quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

- Nhân viên làm công tác xã hội, phát triển cộng đồng.

- Giảng viên làm công tác giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng.

- Người đào tạo các khóa học ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng.

- Chuyên viên tư vấn, nghiên cứu cho các cơ quan hành chính, cơ quản Đảng và các đoàn thể, cơ quan phòng chống tệ nạn xã hội.

Mức lương ngành Xã hội học

Mức lương trung bình của ngành cũng xem là yếu tố quan trọng giúp các bạn trẻ quyết định có nên theo đuổi ngành Xã hội học hay không.

Một số khảo sát cho thấy, phạm vi lương của vị trí chuyên viên Xã hội học, nhà nhân loại học và vị trí tương tự thường dao động 6 - 15 triệu đồng/tháng. Chuyên viên tổ chức sự kiện có mức lương 5 - 25 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương của chuyên viên quan hệ khách hàng thường dao động khoảng 7 - 30 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, ngành học này cũng được đánh giá có cơ hội việc làm khá rộng mở khi có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội trên nhiều mặt. Tại các trung tâm nghiên cứu, tổ chức và doanh nghiệp đều cần đến vị trí việc làm của ngành xã hội học trong cơ cấu tổ chức.

Lương ngành Xã hội học không quá cao ở giai đoạn đầu, nhưng với sự nỗ lực và phát triển bản thân, bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương tốt và có một sự nghiệp ý nghĩa. Điều quan trọng là đam mê, sự kiên trì và mong muốn đóng góp cho xã hội. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và hữu ích về mức lương và cơ hội nghề nghiệp của ngành Xã hội học.

Tin nổi bật