Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lỗi phạt nguội sau bao lâu thì hết hiệu lực

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Lỗi phạt nguội sau bao lâu thì hết hiệu lực? – Câu trả lời là 1 năm kể từ ngày vi phạm, theo quy định của pháp luật hiện hành.

Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, không được tiến hành trực tiếp tại thời điểm vi phạm mà được phát hiện thông qua hệ thống camera giám sát hoặc thông tin từ các thiết bị ghi hình, người dân cung cấp.

Thông thường, sau khi phát hiện vi phạm qua camera, cơ quan chức năng sẽ trích xuất hình ảnh, xác minh thông tin chủ phương tiện vi phạm, sau đó gửi thông báo về địa chỉ đăng ký của chủ xe để mời lên làm việc và xử lý hành chính theo quy định.

Các hành vi bị xử phạt nguội phổ biến

Một số lỗi thường bị phát hiện và xử lý thông qua hình thức phạt nguội gồm có:

Vượt đèn đỏ.

Đi sai làn đường, phần đường.

Dừng, đỗ sai quy định.

Không chấp hành hiệu lệnh của biển báo giao thông.

Không thắt dây an toàn (với ô tô).

Sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện.

Những lỗi này tuy có thể không gây tai nạn ngay thời điểm xảy ra, nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao nên việc kiểm soát thông qua hệ thống phạt nguội là điều cần thiết.

Quy trình xử lý phạt nguội

Sau khi phát hiện vi phạm qua hệ thống giám sát, quy trình xử phạt nguội thường diễn ra như sau:

Bước 1: Camera giám sát ghi lại hành vi vi phạm giao thông.

Bước 2: Hình ảnh được gửi về trung tâm điều hành giao thông.

Bước 3: Cán bộ xử lý trích xuất, xác minh biển số xe và thông tin chủ phương tiện.

Bước 4: Gửi thông báo mời người vi phạm đến làm việc tại cơ quan có thẩm quyền (có thể là Đội CSGT, Công an quận/huyện hoặc Phòng CSGT).

Bước 5: Tiến hành lập biên bản, xử phạt hành chính.

Ảnh minh họa

Lỗi phạt nguội sau bao lâu thì hết hiệu lực?

Theo báo VnExpress, Luật sư Ngô Quí Linh, Giám đốc Công ty luật TNHH MTV Mai Đăng Khang cho hay:  Theo khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bổ sung 2020) thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định. Quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có quy định thêm là trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Mặt khác, theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 15 Nghị định 35/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về quy trình xử lý hành vi vi phạm qua hình thức phạt nguội thì người có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc sẽ xác định thông tin về tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính, sau đó gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền để giải quyết vụ việc (tức lập biên bản vi phạm). Sau khi người vi phạm đến làm việc và ký biên bản vi phạm thì trong thời hạn 3 ngày làm việc sẽ ra quyết định xử lý vi phạm.

Nhưng trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể áp dụng quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bổ sung 2020) để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 hoặc 10 ngày làm việc, hoặc đối với những trường hợp phức tạp hơn thì thời hạn này có thể là một tháng hoặc có thể kéo dài tối đa 2 tháng.

Như vậy, nói cho dễ hiểu là thời hiệu xử lý vi phạm hành chính của bạn là tính từ ngày ra quyết định xử phạt. Để ra được quyết định xử phạt thì phải có biên bản vi phạm. Để có được biên bản vi thì bạn phải đến cơ quan có thẩm quyền làm việc.

Do đó, mấu chốt là bạn phải đến làm việc và ký biên bản làm việc theo giấy mời để xác định trường hợp vi phạm của bạn. Từ đó mới có thể tính được thời hiệu xử lý đối với hành vi vi phạm của bạn.

Nếu bạn không tới làm việc, thì bạn có thể bị rơi vào trường hợp cố tình trốn tránh, trì hoãn. Khi đó, thời hiệu xử lý sẽ có thể kéo dài, phụ thuộc vào khi nào bạn đến làm việc.

Trường hợp bạn có bằng chứng chứng minh là "không nhận được thông báo mời làm việc", hoặc lý do nào khác để thuyết phục được cơ quan có thẩm quyền rằng bạn không cố tình trốn tránh hay trì hoãn việc đến làm việc, thì thời hiệu mới được tính theo quy định trên đây. Tuy nhiên, việc này hầu như khó xảy ra vì các cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng thư bảo đảm, và có bằng chứng về việc gửi thư này, nên việc bạn chứng minh không nhận được thư thông báo không phải là việc dễ dàng.

Tin nổi bật