Vào mùa hè và mùa thu, vua Càn Long thường xuyên thưởng trà pha từ nước sương đọng trên lá sen. Trà vị vua này uống cũng được thêm vào một số nguyên liệu như hoa mận, cam, hạt thông,… để tăng hương vị. Vua Càn Long cũng từng mời các bậc thầy trà đạo người Mông Cổ vào cung pha chế trà sữa cho mình.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà trà xanh đem lại khi thường xuyên sử dụng loại đồ uống này:
Trà xanh có hàm lượng caffeine thấp hơn cà phê và chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol. Trà xanh cũng có nồng độ oxalate hòa tan thấp hơn trà đen nên ít có nguy cơ phát triển sỏi thận. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng EGCG được tìm thấy trong trà xanh, có tác dụng bảo vệ thận.
Trà xanh có hàm lượng caffeine thấp hơn cà phê và chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol.
Các catechins polyphenolic có trong trà xanh đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (có hại), đây là hai yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim.
Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt dựa trên dân số được báo cáo trên Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ với hơn 40.000 người Nhật trưởng thành được theo dõi trong hơn 11 năm, kết quả cho thấy uống hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày giúp giảm 26% nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ so với những đối tượng cho biết uống ít hơn 1 cốc trà xanh mỗi ngày. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Tim mạch Dự phòng châu Âu cho thấy uống trà xanh 3 lần trở lên mỗi tuần có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim tổng thể của bạn.
Các nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể cải thiện độ nhạy insulin, có lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Chất chống oxy hóa polyphenol trong trà có khả năng ức chế các enzym tiêu hóa như lactase và làm chậm quá trình hấp thụ glucose trong ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Trà xanh chứa L-theanine, một loại axit amin hoạt động phối hợp với caffeine để mang lại sự tăng cường năng lượng, tăng sự tỉnh táo và chức năng nhận thức. Bên cạnh đó, các loại trà có chứa caffein cũng có thể giúp tăng cường năng lượng nhẹ và cải thiện sự tỉnh táo cũng như chức năng nhận thức.
Trà hoa cúc, được làm từ hoa cúc khô, được sử dụng cho mục đích ngủ và thư giãn. Loại trà này có tác dụng làm dịu do sự hiện diện của apigenin, một chất chống oxy hóa liên kết với một số thụ thể trong não, làm giảm lo lắng và thúc đẩy thư giãn.
Trà xanh có tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát lượng glucose và kiểm soát cân nặng.
Trà xanh có tác dụng trong việc kiểm soát quá trình trao đổi chất và hỗ trợ sản xuất lipid.
Trà xanh có tác dụng trong việc kiểm soát quá trình trao đổi chất và hỗ trợ sản xuất lipid. Từ đó, giúp kiểm soát cân nặng.
Caffeine và các hợp chất hoạt tính sinh học khác trong trà xanh có thể giúp bạn hoạt động mà không khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Trà xanh có chứa acid amin, L-theanine, mang lại sự tập trung bình tĩnh và có tác dụng kết hợp với caffeine trong trà xanh để tạo ra sự giải phóng chậm mà không gây ra hiện tượng hồi hộp, tăng nhịp tim mà người ta có thể gặp phải khi dùng caffeine thông thường có trong cà phê.
Theo một nghiên cứu năm 2023, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ phát hiện ra rằng polyphenol trong trà xanh có thể giúp bảo vệ làn da chống lại tia UVB do ánh sáng gây ra.
Một báo cáo năm 2012 cũng cho thấy bổ sung trà xanh có tác dụng giúp trị mụn trứng cá, bệnh Rosacea và các biến chứng khác liên quan đến da.
Caffeine và các hợp chất hoạt tính sinh học khác trong trà xanh có thể giúp bạn hoạt động mà không khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Trà xanh tốt cho sức khỏe nhưng vì loại đồ uống này có chứa caffeine nên nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến bị bồn chồn, run rẩy, đau đầu, buồn nôn, nhịp tim tăng hoặc khó ngủ. Mỗi người trưởng thành chỉ nên uống từ 2 - 3 tách trà/ngày, không uống quá sát giờ đi ngủ và nên uống sau bữa ăn để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
Người bị thiếu sắt, thiếu máu, đang mắc bệnh tim, tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích, bị bệnh gan nên hạn chế uống loại nước này.