Giấm táo được sử dụng từ rất lâu và ngày càng được nhiều người sử dụng vì tác dụng tiềm tàng đối với việc kiểm soát cân nặng, sức khỏe đường ruột,...
Trước đây, giấm táo chủ yếu được sử dụng như một thành phần trong nước sốt hoặc nước ướp hoặc làm chất tẩy rửa tự nhiên tại nhà. Giờ đây giấm táo được biết đến nhiều hơn vì các lợi ích sức khỏe của nó đã được chứng minh và được các chuyên gia dinh dưỡng lưu tâm hơn.
Dưới đây là một số lợi ích của giấm táo với sức khỏe:
Có lợi cho sức khoẻ và giải độc cơ thể, đặc biệt là thận. Axit xitric, axit axetic và acid phosphor trong dấm táo giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Axit xitric, axit axetic và acid phosphor trong dấm táo giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Amanda Sauceda là một chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng ở Hoa Kỳ cho biết: Đường huyết lúc đói là lượng đường trong máu trong cơ thể ở trạng thái nhịn ăn. Một số dữ liệu cho thấy việc tiêu thụ giấm táo có tác động tích cực đến lượng đường trong máu lúc đói, đặc biệt là ở những người có lượng đường trong máu cao hơn.
Trên thực tế, kết quả của một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp cho thấy việc tiêu thụ giấm táo làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói khi tiêu thụ đều đặn trong hơn 8 tuần.
Một số nghiên cứu trên động vật và người cho thấy giấm táo có thể làm giảm mức cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp), còn được gọi là cholesterol "xấu". LDL cholesterol đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành mảng bám trong động mạch, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh tim. Ngoài ra, giấm táo cũng được cho là có thể giúp hạ huyết áp ở những người bị huyết áp cao, cải thiện chức năng tim và giảm nguy cơ suy tim.
Giấm táo thường được khuyên dùng như một cách tự nhiên để kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là đối với những người bị đái tháo đường có tình trạng kháng insulin.
Khi được uống trước bữa ăn nhiều carb, giấm làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và ngăn chặn lượng đường trong máu tăng một cách đột biến.
Nó cũng cải thiện độ khả năng nhạy cảm của tế bào với insulin, giúp cơ thể bạn di chuyển nhiều glucose hơn ra khỏi máu và đi vào tế bào của bạn, do đó làm giảm lượng đường trong máu.
Giấm táo thường được khuyên dùng như một cách tự nhiên để kiểm soát lượng đường trong máu.
Tiêu thụ giấm táo làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol trong huyết thanh và tăng cholesterol "tốt" HDL ở một số nhóm dân số nhất định, theo kết quả dữ liệu được công bố trên Tạp chí BMC Complementary Medicine and Therapies - tạp chí chuyên xuất bản các nghiên cứu về y học bổ sung và thay thế (CAM). CAM dùng để chỉ một nhóm các phương pháp và liệu pháp y tế không phải là một phần của y học thông thường. Các phương pháp này có thể bao gồm châm cứu, thuốc thảo dược, vi lượng đồng căn, liệu pháp xoa bóp và nhiều phương pháp khác.
Giấm táo có tính axit cao và có thể giúp tăng cường axit dạ dày, vốn cần thiết cho việc tiêu hóa protein và hấp thụ các chất dinh dưỡng nhất định. Giấm táo là một loại thực phẩm lên men nên là chứa vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn này có thể giúp cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, giấm táo có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm viêm trong hệ tiêu hóa, vốn có thể góp phần gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu. Theo một đánh giá trên Cureus vào năm 2022, probiotic trong giấm táo có thể hỗ trợ tiêu hóa và thậm chí có thể giúp cơ thể tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.
Axit axetic là chất chính trong giấm táo, một hợp chất hữu cơ, mang vị chua và có mức độ nồng. Sự hiện diện của axit axetic trong giấm táo có khả năng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, tăng trao đổi chất, và giúp loại bỏ mỡ thừa khỏi cơ thể, đồng thời ngăn chặn tích tụ chất béo.
Nhờ vào những hiệu quả này, giấm táo có tiềm năng hỗ trợ quá trình giảm cân và loại bỏ mỡ thừa một cách hiệu quả.
Giấm táo được cho là có một số lợi ích trong việc làm đẹp da nhờ vào các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và cân bằng độ pH. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giấm táo có tính axit cao nên cần sử dụng đúng cách và thận trọng để tránh gây kích ứng da.
Trước khi sử dụng giấm táo trên toàn bộ khuôn mặt, hãy thử thoa một lượng nhỏ lên vùng da nhỏ để kiểm tra xem có bị kích ứng hay không. Đặc biệt, giấm táo có thể gây kích ứng mắt, vì vậy hãy tránh để giấm táo tiếp xúc với mắt. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề về da nào hoặc đang sử dụng các sản phẩm trị liệu da khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo.
Việc bổ sung giấm táo vào thói quen hàng ngày thực sự có thể giúp bạn cảm thấy no hơn.
Theo một số nghiên cứu, việc bổ sung giấm táo vào thói quen hàng ngày thực sự có thể giúp bạn cảm thấy no hơn.
Một nghiên cứu của Pháp năm 2016 trên chuột cho thấy các rối loạn chuyển hóa do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra có thể được ngăn chặn bằng cách sử dụng giấm táo, được chứng minh là có tác dụng gây no. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thêm giấm táo vào chế độ ăn nhiều chất béo của một số con chuột làm giảm đáng kể lượng thức ăn mà chúng ăn vào.
Tạp chí Y khoa Anh cũng phát hiện ra rằng một trong những lý do sử dụng giấm táo cho kết quả khả quan trong việc giảm cân là khả năng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và giảm cảm giác thèm ăn