Đậu đỏ không chỉ có giá trị dinh dưỡng ở hạt mà vỏ đậu đỏ cũng chứa rất nhiều khoáng chất. Đậu đỏ chứa nhiều protid và một phần lớn các vitamin như vitamin A, B1, B2, B12. Bên cạnh đó còn chứa các khoáng chất khác như kẽm, magie, photpho,…
Một chất quan trọng hiếm gặp trong những thực phẩm khác đó là chất xơ hòa tan, đóng một vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, đậu đỏ còn chứa một số chất như chất béo tốt tự nhiên, chất đạm, tinh bột và đường tự nhiên.
Dưới đây là những tác dụng của đậu đỏ đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua.
Theo các nghiên cứu, đậu đỏ được xếp vào danh sách các loại thực phẩm rất tốt cho thận, có tác dụng giúp điều chỉnh chức năng của thận và khôi phục sự cân bằng chất ẩm có trong thận. Trong đậu đỏ chứa chất saponin, có tác dụng lợi tiểu mạnh. Ngoài ra, loại đậu này còn giàu kali cũng có thể phát huy tác dụng lợi tiểu, có ích cho việc tiêu trừ phù thũng.
Bên cạnh đậu đỏ, Y học cổ truyền Trung Quốc từ xưa đã quan niệm ăn nhiều thực phẩm màu đen như đậu đen có thể bồi bổ thận khí. Trong khi đó, theo quan điểm của y học hiện đại, đậu đen chứa hàm lượng protein và hắc tố cao, có lợi cho việc bổ thận khí, tăng cường chức năng thận. Vì vậy, đậu đỏ và đậu đen được coi là sự kết hợp mạnh mẽ, có tác dụng tiêu thấp, tiêu sưng, dưỡng âm, bổ thận rất hiệu quả.
Đậu đỏ được xếp vào danh sách các loại thực phẩm rất tốt cho thận.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy protein chứa trong đậu đỏ có khả năng ức chế các enzyme gây phá vỡ các carbohydrate phức hợp như tinh bột và glycogen. Do đó, đậu đỏ trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào chế độ điều trị, kiểm soát cũng như ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, thành phần chất xơ, folate, kali, magiê và vitamin B có trong đậu đỏ sẽ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong cơ thể ở mức thích hợp. Kali trong đậu đỏ còn giúp mạch máu giãn nở, từ đó tăng cường lưu thông máu - giúp mức huyết áp và áp lực tác động lên thành tim giảm bớt.
Theo các chuyên gia y tế cho biết, thông thường các loại đậu luôn được đánh giá cao trong việc phòng ngừa sự hình thành của căn bệnh ung thư và các triệu chứng thừa cân. Đó chính là nhờ trong đậu có nhiều chất xơ hòa tan như lượng chất xơ có trong các loại rau xanh. Do đó bạn có thể sử dụng đậu đỏ để pha chế thành các loại bột đậu sẽ giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư hiệu quả. Đặc biệt là ung thư trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ.
Theo tuổi tác, xương và cơ có xu hướng mất dần sức mạnh cũng như sự săn chắc. Điều này dẫn đến tình trạng loãng xương và giảm khối lượng cơ, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh.
Đậu đỏ chứa nhiều hoạt tính sinh học như saponin và catechin. Những thành phần này giúp duy trì mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương. Thêm vào đó, chè đậu đỏ còn chứa nhiều protein giúp tăng năng lượng và mang lại sự săn chắc cho cơ bắp.
Đậu đỏ và đậu đen chứa nhiều sắt, có tác dụng tốt trong việc dưỡng huyết. Vì vậy, bổ sung kết hợp cả hai loại đậu này vào cơm sẽ giúp bổ máu, đủ khí huyết gấp đôi, khiến da mặt luôn hồng hào, rạng rỡ.
Ăn đậu đỏ có thể làm giảm nồng độ chất béo trung tính trong huyết thanh và ngăn ngừa sự tích tụ của cholesterol xấu. Thêm vào đó, thực phẩm này còn có tác dụng thải độc, hỗ trợ điều trị xơ gan và ung thư gan.
Uống đậu đỏ rang rất tốt cho những bạn gái có kì kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt vì những vi chất và chất sắt giúp bổ máu, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai uống nước đậu đỏ rang còn có tác dụng an thai, kích thích tuyến sữa.
Uống đậu đỏ rang rất tốt cho những bạn gái có kì kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt.
Ăn đậu đỏ, uống nước đậu đỏ 1 lần/ tuần được cho là một cách để thanh lọc, giải độc cho cơ thể một cách tốt nhất. Đậu đỏ khử độc cho da và các cơ quan trong cơ thể, làm giảm những cảm giác mệt mỏi và cải thiện cấu trúc da, khiến cho làn da của bạn được trở nên tươi tắn và rạng rỡ hơn. Đậu đỏ chứa nhiều vitamin B và đây là thành phần có thể giúp gan được giải độc tốt nhất, kích thích nhuận tràng và thông ruột. Ngoài ra chất xơ của vỏ hạt đậu đỏ còn có tác dụng loại bỏ cặn bã ở thành ruột, làm sạch ruột an toàn, hiệu quả.
Cần sơ chế đậu đỏ trước khi nấu để loại bỏ hoạt chất Lectin (đây là chất rất dễ gây ngộ độc, nhất là khi tiêu thụ quá nhiều)
Tuyệt đối không ăn đậu sống và khi nấu thời gian để lâu hơn 10 phút. Trong trường hợp bị ngộ độc sẽ xuất hiện một vài biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng co thắt…
Đậu đỏ kỵ với dạ dày dê. Nếu kết hợp đậu đỏ cùng dạ dày dê (hoặc ăn đậu đỏ rồi ăn dạ dày dê) thì sẽ gây đau bụng tiêu chảy và phù nề. Đó là vì đậu đỏ có chứa saponin. Chất này kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, vì vậy, nếu ăn thêm dạ dày dê thì sẽ dễ gây hại cho hệ tiêu hóa.
Đậu đỏ cũng không hợp với người hay bị lạnh tay chân, tê tay chân, tiêu hóa kém, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ăn kém ngon, hay bị ho khi trời lạnh…
Không nên nấu đậu đỏ bằng nồi gang, nồi sắt vì sắc tố có trong hạt đậu đỏ sẽ bị chuyển thành màu đen.