Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại hạt người Việt ăn xong vứt bỏ, bên Nhật đắt như tôm tươi

(DS&PL) -

Ở Việt Nam ăn mít xong thường vứt bỏ hạt nhưng, ở Nhật Bản, hạt mít được đóng gói sang chảnh, bày bán nhiều tại siêu thị với giá khá đắt đỏ.

Mít là loại trái cây lớn nhất thế giới, chứa nhiều protein và vô số chất dinh dưỡng khác như Vitamin B và Kali. Đặc biệt, thịt không phải là phần duy nhất của loại trái cây này mà chúng ta có thể ăn, hạt có thể ăn được và rất bổ dưỡng.

Hạt mít được bán tại các siêu thị ở Nhật. Ảnh: Gia đình& Xã hội

Loại hạt này có thể được dùng để luộc, rang, ăn khá ngon và bùi. Hạt mít cũng cung cấp một lượng nhỏ các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, đồng, kali và magie.

Ngoài ra, trong y học cổ truyền nó còn được dùng hỗ trợ các vấn đề về đường tiêu hóa, mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để xác minh những lợi ích tiềm năng này.

Đây là sản phẩm chẳng mất tiền mua bởi nó nằm trong múi mít, chỉ cần ăn xong mít là có ngay hạt.

Tuy nhiên, khi nhiều đồ ăn vặt khác xuất hiện, mới mẻ, ngon và tiện lợi hơn, hạt mít không còn được nhiều người Việt sử dụng, thậm chí còn bị bỏ đi, cho cũng không ai lấy.

Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều du học sinh và người lao động Việt Nam ở Nhật Bản liên tục đăng tải trên mạng xã hội loạt ảnh về giá cả đắt đỏ đến mức khó tin của một số món ăn vốn được coi là thực phẩm bình dân, thậm chí "cho không chẳng ai lấy" ở Việt Nam, trong đó có hạt mít.

Tại các siêu thị Nhật Bản, hạt mít có giá bán lên đến 200.000 đồng/kg. Loại hạt này được người Nhật đóng gói trong bao bì rất cẩn thận và sạch sẽ.

Sở dĩ ở nước ngoài hạt mít có giá trị cao không chỉ vì giá xuất khẩu sang Nhật đắt đỏ mà người Nhật nhận ra những giá trị dinh dưỡng cao của hạt mít.

Một số nghiên cứu còn cho thấy hạt mít có thể có một số đặc tính chống ung thư. Điều này có thể là do hạt mít chứa các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu ống nghiệm gần đây cho thấy chiết xuất hạt mít làm giảm 61% sự hình thành các tế bào ung thư trong mạch máu.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật