Hạt điều là loại thực phẩm được ưa chuộng trên toàn thế giới vì có hương vị đậm đà. Loại hạt phổ biến trong các món ăn nhẹ, bơ hạt điều và các sản phẩm thay thế sữa. Hạt điều có dạng hình hạt đậu lớn với lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài, khi tươi màu xám xanh, khi khô màu nâu. Mỗi hạt điều thường nặng 3 - 5g. Để lấy được nhân điều, người ta phải tách lớp vỏ hạt có khi dày đến 3mm.
Nhân hạt điều có hương vị bùi, béo, thơm, ngon với đa dạng các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nó có thể được dùng để làm sữa hạt, làm hạt dinh dưỡng, làm món ăn vặt, làm bánh, nấu ăn,…
Hạt điều được xếp vào nhóm hạt dinh dưỡng vì chứa thành phần dinh dưỡng phong phú, dồi dào. Trong hạt điều, chất béo chiếm tới 44.9%, tinh bột chiếm 19,82%, đường chiếm 13,48%, canxi chiếm 2,49%. Trong hạt điều còn có hàng loạt vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin B1, B2, E, D, PP, sắt, phốt pho,…
Hạt điều được xếp vào nhóm hạt dinh dưỡng vì chứa thành phần dinh dưỡng phong phú, dồi dào.
Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được loại hạt này.
Hạt điều giàu kali nên người đang bị sỏi thận, suy thận, thận yếu đều không nên ăn để tránh tăng áp lực cho thận. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 100g hạt điều. Mỗi tuần chỉ nên ăn hạt điều 3 - 4 lần, không nên ăn hạt điều nhiều quá sẽ gây khó tiêu, nặng bụng.
Hạt điều giàu magie hỗ trợ tốt cho sức khỏe xương và răng. Tuy nhiên chúng được cho là nguyên nhân gây ra tương tác thuốc. Một số thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường sẽ tương tác với các chất trong hạt điều gây nên tác dụng phụ không mong muốn như nôn, không hấp thụ kháng sinh, giữ nước.
Trong hạt điều có chứa các axit amin như tyramine, phenylethylamine. Những chất này không phù hợp với những ai có chứng đau đầu và đau nửa đầu bởi chúng khiến cho cảm giác đau đầu trầm trọng hơn.
Một số người cũng có thể bị dị ứng với hạt điều. Những phản ứng này có thể từ các triệu chứng nhẹ như ngứa và nổi mề đay đến các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở.
Người mắc béo phì chính là đối tượng nên cẩn trọng khi tiêu thụ hạt điều. Thoạt nghe có lẽ vô lý vì hạt điều được mệnh danh là thực phẩm phù hợp cho người ăn kiêng. Nhưng thực tế trong hạt điều có chứa tinh bột và cung cấp lượng calo dồi dào, nên nếu những ai đang mắc béo phì nghĩ rằng ăn nhiều hạt điều sẽ giảm cân thì đó là tư tưởng sai lầm. Chẳng những giảm cân, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến cân nặng lại tăng lên nhanh chóng.
Người mắc béo phì chính là đối tượng nên cẩn trọng khi tiêu thụ hạt điều.
Như đã trình bày ở trên, hạt điều là thực phẩm tốt cho tim mạch. Tuy nhiên thực tế các sản phẩm hạt điều được bày bán trên thị trường hiện nay đa số là hạt điều rang muối. Trong 28g hạt điều rang muối chứa khoảng 181mg natri (tương đương với 638mg natri trong 100g hạt điều). Chính lượng muối này nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây hại cho tim, tăng huyết áp.
Những người bị khàn tiếng hoặc mất giọng tạm thời nên tạm ngưng ăn hạt điều. Hàm lượng chất béo trong hạt điều có thể kích thích niêm mạc họng khiến tình trạng khàn tiếng thêm nặng hơn. Người đang bị ho hoặc viêm họng cũng nên tạm dừng việc ăn hạt điều cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn hạt điều có thể giúp bạn giảm cân. Điều đó có thể nhưng chỉ với số lượng rất hạn chế, kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập thể dục đầy đủ. Đặc biệt, trong hạt điều có chứa hàm lượng calo cao nên việc tiêu thụ quá nhiều hạt điều thường xuyên có thể góp phần tăng cân hơn là giảm cân.
Hạt điều, giống như các loại hạt khác, rất giàu chất xơ. Mặc dù chất xơ có lợi cho quá trình tiêu hóa nhưng tiêu thụ quá nhiều hạt điều trong một lần ăn có thể dẫn đến đầy hơi hoặc thậm chí tiêu chảy, đặc biệt nếu hệ tiêu hóa của bạn không quen với thực phẩm giàu chất xơ.
Trong hạt điều có chứa hàm lượng calo cao nên việc tiêu thụ quá nhiều hạt điều thường xuyên có thể góp phần tăng cân hơn là giảm cân.
Trong khi hạt điều cung cấp chất béo lành mạnh, chúng cũng chứa axit béo omega-6. Việc hấp thụ quá nhiều axit béo omega-6 có thể dẫn đến mất cân bằng, có khả năng góp phần gây viêm và các vấn đề sức khỏe khác.