Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lở tuyết trên dãy núi Alps ở Italy, ít nhất 14 người thương vong

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Trận tuyết lở khiến nhiều người thương vông xảy ra trên núi Marmolada, ở độ cao hơn 3.300 m, là ngọn núi cao nhất trong dãy Dolomites thuộc dãy Alps ở phía Đông Italy.

Guardian đưa tin ngày 3/7, một vụ tuyết lở ở dãy Alps (phần thuộc lãnh thổ Italy) đã khiến ít nhất 6 người chết và 8 người khác bị thương.

Nhiều người thương vong trong vụ lở băng trên núi Marmolada. Ảnh: Reuters

Phát ngôn viên của cơ quan dịch vụ khẩn cấp Italy cho biết, vụ lở tuyết xảy ra trên núi Marmolada, cao nhất trong dãy Dolomites của Italy, gần làng Punta Rocca, trên tuyến đường leo núi thông thường. Dãy Dolomites là một phần của dãy Alps.

Cụ thể, vụ vỡ sông băng đã khiến một lượng lớn băng, tuyết và đá rơi trúng những người đi bộ đường dài tại một tuyến đường mòn leo núi phổ biến.

Theo người đứng đầu khu vực Veneto, ông Luca Zaia, những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện ở các thị trấn Belluno, Treviso, Trento và Bolzano gần đó.

Ông Gianpaolo Bottacin, một quan chức bảo vệ dân sự địa phương, cho biết tình hình vẫn đang "tiến triển" và có thể có đến 15 người mất tích.

Giới chức địa phương đã huy động chó cứu hộ và trực thăng để tìm kiếm trong những giờ đầu khi tai nạn xảy ra. Tuy nhiên họ buộc phải tạm dừng tìm kiếm vào nửa đêm 3/7 do lo sợ sông băng sẽ vỡ thêm. Hoạt động cứu hộ sẽ được nối lại sớm trong ngày 4/7.

Ông Walter Milan, phát ngôn viên đội cứu hộ hang động và dãy Alps quốc gia Ý, cho biết chưa rõ nguyên nhân khiến sông băng bất ngờ sụp đổ, song nhiệt độ nắng nóng kỷ lục bao trùm nước Ý từ cuối tháng 6 có thể là nguyên nhân.

Ông Milan lưu ý những ngày qua tại vùng núi này đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục là 10 độ C.

Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc hồi tháng 3, băng và tuyết tan là một trong 10 mối đe dọa lớn gây ra bởi sự ấm lên của Trái Đất, phá vỡ hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng.

IPCC cho biết các sông băng ở Scandinavia, miền Trung châu Âu và Caucasus có thể mất từ 60 đến 80% khối lượng của chúng vào cuối thế kỷ này. Lớp băng vĩnh cửu tan chảy cũng đang cản trở hoạt động kinh tế ở Canada và Nga.

Mộc Miên (Theo The Guardian)

Tin nổi bật