Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Liên tiếp các trường hợp hóc dị vật phức tạp phải can thiệp thận trọng

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), 2 trường hợp hóc dị vật là 1 bệnh nhân nữ hóc hạt hồng xiêm và 1 cụ bà 86 tuổi hóc xương.

Mới đây, các bác sĩ khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành gắp dị vật thành công cho một trường hợp hóc hạt hồng xiêm tại vị trí phế quản gốc trái và một trường hợp hóc xương ở cụ bà 86 tuổi.

Trường hợp thứ nhất là hóc xương ở cụ bà 86 tuổi (Thanh Sơn – Uông Bí). Được biết trước khi được đưa tới viện, cụ bà có ăn cá. Sau ăn cụ bà có biểu hiện đau cổ, nuốt đau. Khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ phát hiện dị vật đã xuyên từ thực quản sang khí quản vào hạ thanh môn của người bệnh.

Dị vật là xương được lấy ra. Ảnh: BVCC

Theo BsCKI. Uông Hồng Hợp – Trưởng khoa Tai mũi họng cho biết: Dị vật đâm xuyên thủng thực quản và khí quản nếu không được xử trí nhanh, chuẩn xác, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng, áp xe, tổn thương các mạch máu lớn. Hơn nữa người bệnh cao tuổi, nhiều bệnh lý nền, thoái hóa đốt sống cổ gây khó khăn rất nhiều cho quá trình gây mê cũng như can thiệp lấy dị vật.

Trường hợp thứ 2 là trường hợp người bệnh nữ 47 tuổi (Thủy Nguyên – Hải Phòng). Trước đó trong lúc ăn hồng xiêm người bệnh không may bị sặc và hóc hạt hồng xiêm. Người bệnh đến viện trong tình trạng ho sặc, thở khò khè. Dị vật được các bác sĩ xác định mắc tại vị trí phế quản gốc trái. Vị trí này rất nhỏ, hẹp, khó để đưa dụng cụ hỗ trợ gắp dị vật.

Dị vật là hạt hồng xiêm. Ảnh: BVCC

Các trường hợp trên đòi hỏi kíp can thiệp phải phối hợp rất cẩn trọng, chính xác từ bác sĩ gây mê đến phẫu thuật viên. Với kinh nghiệm và khả năng làm chủ kĩ thuật, các trường hợp đều được gắp dị vật ra ngoài đảm bảo an toàn. Người bệnh sau can thiệp sức khỏe ổn định.

Qua đây, các bác sĩ Bệnh viện khuyến cáo người dân: hãy cẩn trọng trong mọi hoạt động sinh hoạt, ăn uống. Nếu không may bị sặc, ho tím tái, cần nghĩ ngay đến hóc dị vật đường thở. Khi đó cần nhanh chóng đưa người bệnh đến Bệnh viện để được can thiệp kịp thời. Rất nhiều người mắc sai lầm khi bị hóc dị vật là cố gắng lấy dị vật bằng tay hoặc cách chưa mẹo khiến tình trạng không giải quyết được mà còn nặng hơn.

Nguyễn Linh

Tin nổi bật