Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lật tàu 300 tấn chở đá, hai vợ chồng chết và mất tích

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Đang lưu thông, chiếc tàu bất ngờ bị lật khiến cả 2 người chết và mất tích. Được biết, nạn nhân trong vụ tai nạn là một cặp vợ chồng.

(ĐSPL) – Đang lưu thông, chiếc tàu bất ngờ bị lật khiến cả 2 người chết và mất tích. Được biết, nạn nhân trong vụ tai nạn là một cặp vợ chồng.

Theo thông tin trên báo Dân trí, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 15h30 ngày 9/1, trên sông Đáy đoạn qua địa phận xã Yên Phú, huyện Ý Yên (Nam Định), khu vực giáp ranh với huyện Gia Viễn (Ninh Bình).

Hiện trường nơi xảy ra vụ lật tàu. Ảnh: Thanh Hồng

Vụ lật tàu làm 2 người trên tàu thương vong, nạn nhân trong vụ tai nạn được xác định là một cặp vợ chồng, cũng là chủ tàu.

Liên quan đến vụ tai nạn trên, TTXVN thông tin, vào thời điểm trên, tàu thủy chở đá có trọng tải khoảng 300 tấn đang chạy từ địa phận tỉnh Hà Nam về thành phố Ninh Bình qua khúc sông Đáy đã bị lật úp.

Đến khoảng 19h15 cùng ngày, lực lượng chức năng phối hợp với người dân đã mới trục vớt được thi thể của anh Nguyễn Văn Thượng (SN 1985), trú tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). Nạn nhân còn lại là vợ anh Thượng vẫn đang được các cơ quan chức năng tích cực tìm kiếm.

Người dân đến hiện trường theo dõi công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích. Ảnh: Thanh Hồng

Được biết, vào thời điểm xảy ra tai nạn, tàu không va chạm với phương tiện giao thông đường thủy khác. Hiện lực lượng chức năng tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ tai nạn và tìm kiếm nạn nhân còn lại.

Điều 4, Quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy về Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời, chính xác cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác quy định tại Điều 5 Quyết định này, đồng thời báo cho chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất.

2. Việc cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.

3. Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(tổng hợp)

Tin nổi bật