Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lập web kinh doanh "phần mềm gián điệp", 2 anh em bị bắt giữ

(DS&PL) -

Để thực hiện kế hoạch kinh doanh, Dũng đặt mua phần mềm ở nước ngoài rồi lập trang web để quảng bá, bán và hướng dẫn khách hàng cài đặt "phần mềm gián điệp".

Để thực hiện kế hoạch kinh doanh, Dũng đặt mua phần mềm ở nước ngoài rồi lập trang web để quảng bá, bán và hướng dẫn khách hàng cài đặt "phần mềm gián điệp", thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

Ngày 13/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã phối hợp bắt Lê Đình Sáng (37 tuổi) và anh họ là Nguyễn Anh Dũng (25 tuổi, cùng ở Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội) để điều tra về việc bán phần mềm theo dõi điện thoại.

Sáng và Dũng tại cơ quan điều tra. Ảnh: báo An ninh thủ đô

Trước đó, qua công tác nắm tình hình, cơ quan chức năng phát hiện thông tin về đường dây rao bán phần mềm theo dõi điện thoại, nên đã lập chuyên án đấu tranh. Căn cứ tài liệu thu thập, ngày 11/4, lực lượng chức năng đã thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp Lê Đình Sáng và Nguyễn Anh Dũng.

Cơ quan Công an lập biên bản thu giữ máy tính xách tay, điện thoại, cùng nhiều giấy tờ, tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội của các đối tượng.

Bước đầu, cơ quan điều tra làm rõ, từ năm 2014 đến khi bị bắt, Sáng và Dũng đã rao bán phần mềm theo dõi, nghe trộm và lấy cắp dữ liệu điện thoại của người khác (gọi tắt là phần mềm gián điệp) trên web: skyphonevn.com. Trang web này do Lê Đình Sáng quản lí, Nguyễn Anh Dũng đứng tên đăng ký tên miền….

Ngoài ra, Sáng và Dũng còn sử dụng email, điện thoại di động, facebook để liên hệ và đăng phần mềm quảng cáo rao bán “phần mềm gián điệp”, hướng dẫn khách hàng cài đặt, xem trộm thông tin. Khi khách hàng cần mua phần mềm, Sáng và Dũng sẽ cung cấp tài khoản ngân hàng đề nghị khách trả tiền sau đó hướng dẫn khách truy cập trang web để xem hướng dẫn cài đặt. Đối với những khách hàng không biết sử dụng web, cặp đôi sẽ hướng dẫn các thao tác qua điện thoại.

Tùy theo hệ điều hành, thời gian sử dụng và loại điện thoại, khách hàng phải trả từ 2,5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Cơ quan chức năng xác định 2 đối tượng trên đã bán phần mềm cho khoảng hơn 200 người, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

Đại uý Mai Văn Phú, Phó trưởng phòng 6, Cục C44, cho biết "phần mềm gián điệp" do Sáng và Dũng bán ra chạy ngầm trong máy điện thoại nên người bị cài đặt không thể phát hiện được. Cách duy nhất để “cảm nhận” có phần mềm cài đặt trái phép trên điện thoại của mình đó là việc điện thoại hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều.

Cơ quan điều tra cũng khuyến cáo, từ các vụ cài đặt phần mềm gián điệp, nghe lén, mọi người không nên đưa điện thoại cho người khác mượn, sử dụng, bởi chỉ trong vài phút, rất có thể điện thoại của bạn đã trở thành mục tiêu của người khác.

H.V (T/h)

Tin nổi bật