Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm tổ đón “đại bàng”, giá đất khu công nghiệp dự báo lập đỉnh mới

(DS&PL) -

Giá cho thuê đất công nghiệp dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới, khi các “đại bàng” là những tập đoàn đa quốc gia tìm đến Việt Nam “làm tổ”.

Giá cho thuê đất công nghiệp dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới, khi các “đại bàng” là những tập đoàn đa quốc gia tìm đến Việt Nam “làm tổ”.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, sau giai đoạn phát triển nóng 2014-2019, thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn điều chỉnh. Trong nhịp chững lại, bất động sản công nghiệp nổi lên là một điểm sáng, là phân khúc có đà phát triển tốt nhất của thị trường. Nguyên nhân là bởi Việt Nam là điểm đến an toàn của thế giới, nhiều hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực, môi trường đầu tư – kinh doanh liên tiếp được cải thiện, nguồn lao động trẻ, dồi dào và chi phí thấp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bấm nút khởi công KCN Bá Thiện vào tháng 2/2020.

Cũng theo ông Hà, trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những trung tâm về công nghiệp của Đông Nam Á, thu hút mạnh dòng vốn đầu tư.

Theo phân tích của giới chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến dòng vốn FDI. Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển dây chuyền ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn.

Không chỉ Nhật Bản, Mỹ hiện nay cũng đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và mời nhiều nước tham gia đối thoại, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là cơ hội để Việt Nam thành một mắt xích quan trọng mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid – 19

Sau “giọt nước tràn ly” là đại dịch Covid – 19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Mỹ cũng như các quốc gia châu Âu quyết định giảm, thậm chí dứt bỏ sự phụ thuộc đến mức lệ thuộc vào thị trường hàng hóa Trung Quốc.

Nhưng khi rời Trung Quốc rồi, các tập đoàn này sẽ đi đâu? Theo TS Phùng Đức Tùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong - Việt Nam sẽ là lựa chọn tối ưu do tuyến vận tải đi lại thuận tiện, dễ dàng, có đường biển dài và quan trọng là gần Trung Quốc. Việt Nam đã chứng minh được cho các tập đoàn thấy mình có khả năng sản xuất các mặt hàng công nghệ cao. Một điểm mạnh mà Mỹ và các quốc gia phương Tây nhìn nhận trong trận đại dịch này là tính ổn định chính trị, niềm tin của người dân Việt vào Chính phủ trong phòng, chống Covid-19.

Đây sẽ là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, đón nhận các dòng đầu tư từ những công ty hàng đầu, tầm cỡ quốc tế.

Đặc biệt, theo phân tích của các chuyên gia, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực sẽ tạo thêm lợi thế thu hút nguồn vốn đầu tư cho thị trường bất động sản.

Phó Tổng giám đốc Công ty Savills Việt Nam Troy Griffiths nhận định đây chính là tin vui cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam thời gian tới. Ông khẳng định, Hiệp định này cho thấy cam kết của Chính phủ trong việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo tại châu Á. Hoạt động thương mại song phương chắc chắn sẽ tăng, kéo theo đó là tăng luồng vốn FDI, việc “đổ bộ” ồ ạt của các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam, tăng số lượng việc làm và thêm nhiều cơ hội hơn trên tất cả các phân khúc bất động sản, trong đó có bất động sản công nghiệp.

Để chứng minh điều này, Trưởng bộ phận bất động sản Công nghiệp của Công ty Savills Việt Nam - ông John Campbell, cho biết số lượng yêu cầu từ khách hàng EU tìm kiếm mặt bằng tại Việt Nam đã tăng lên rất nhiều trong quá trình đợi Hiệp định được ký kết.

Dọn tổ đón đại bàng”, giá bất động sản công nghiệp nóng bỏng

Theo Chủ nhiệm Câu lạc bộ ban quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Việt Nam Phạm Minh Phương, trong thời gian qua, khi Việt Nam liên tiếp ký kết các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA … thì chúng ta đang trong thời kỳ “dọn tổ đón đại bàng”, chờ đợi làn sóng đầu tư ồ ạt của các tập đoàn kinh tế lớn mạnh của thế giới.

Khu công nghiệp Bá Thiện.

Thế nhưng hiện nay Việt Nam lại đăng thiếu mặt bằng, gần như các khu công nghiệp đều được lấp đầy. Trong khi đó, thủ tục để cho ra đời một khu công nghiệp lại rất mất thời gian, từ thiếu nguồn vốn, khâu giải phóng mặt bằng chậm đến xây dựng hạ tầng đều gặp vướng mắc... Ví dụ, thời điểm này nếu Apple muốn có 400 ha đất để xây nhà máy ở Bắc Ninh như Samsung thì “thắp đuốc” tìm khắp nơi cũng không ra nữa, vì hiện nay các khu công nghiệp đã được lấp đầy.

Trên thực tế, vì muốn mở rộng quy mô sản xuất, hoặc xây dựng nhà máy mới, nhiều doanh nghiệp FDI đã phải “tự thân vận động”, trực tiếp liên hệ với nhiều địa phương để được giới thiệu thuê mặt bằng khu công nghiệp để mở rộng đầu tư. Cụ thể, mới đây đại diện của nhiều nhà đầu tư lớn Hàn Quốc đã trực tiếp làm việc với UBND tỉnh Vĩnh Phúc để tìm hiểu thuê đất tại khu công nghiệp Bá Thiện.

Là “thủ phủ” về bất động sản công nghiệp, sở hữu nhiều KCN như Thăng Long Vĩnh Phúc, Tam Dương II khu A, khu B, Phúc Yên, Chấn Hưng, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương I… nhưng hiện nay các KCN tại Vĩnh Phúc cũng đã được lấp đầy, không còn chỗ trống.

Ông Lê Duy Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hiện nay Vĩnh Phúc chỉ còn KCN Bá Thiện rộng 247 ha được Thủ tướng khởi công vào tháng 2/2020 là có mặt bằng sạch. Đây là KCN do Công ty HDTC trúng đấu giá, là dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng phân khu theo hướng khu công nghiệp xanh, hiện đại, đồng bộ, với tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng. Dự án thu hút khoảng 30 đến 35 nhà đầu tư vào thuê đất, tổng vốn đăng ký khoảng 1 tỷ USD, tạo việc làm cho  15.000 lao động.

Ông Thành nhận xét, KCN Bá Thiện nằm ở vị đắc địa, có vị trí đẹp nhất trong số 18 khu công nghiệp của Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và khởi công vào đầu năm nay.

Nằm ở vị trí vàng, KCN Bá Thiện chỉ cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 9k, cao tốc Nội Bài – Lào Cai 03 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 20km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45km, cách cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) 160 km, kết nối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng... Các lợi thế này giúp cho doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy trong KCN sẽ giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

KCN Bá Thiện được xây dựng, hoàn thiện trên khu vực đất đồi nên nền móng rất vững chắc, các nhà máy khi xây dựng sẽ đảm bảo sức bền vĩnh cửu vì địa chất ở khu vực này rất tốt, không bị sụt lún. Đặc biệt, khu này có tiềm năng trở thành một khu đô thị sầm uất, nên giá trị bất động sản sẽ tăng cấp số nhân nếu dự án sau này được chuyển đổi thành khu dân cư.

Được biết, trong những năm tới đây, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ không có thêm các dự án KCN mới bởi quỹ đất không còn. Trong khi đó, theo GS Đặng Hùng Võ, để hoàn thiện thủ tục, lập dự án, giải phóng mặt bằng cho một KCN đi vào hoạt động thì ít nhất cũng mất 3 năm, nhiều nhà đầu tư cũng sẽ gặp áp lực về tài chính vì giá thu hồi đền bù đất sẽ rất cao nên danh mục các dự án KCN mới của tỉnh Vĩnh Phúc tới đây sẽ không còn. Những yếu tố này sẽ biến KCN Bá Thiện trở thành “hàng hiếm” trong thời gian tới đây, dự báo giá cho thuê đất công nghiệp tại đây sẽ tăng lên từng ngày.

KCN Bá Thiện hiện nay đã có mặt bằng sạch, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã hoàn thiện thủ tục pháp lý cho đơn vị trúng đấu giá nên các nhà đầu tư ký hợp đồng thuê đất tại KCN Bá Thiện có thể bắt tay xây dựng luôn nhà máy, công trình phục vụ quá trình sản xuất.

Cũng theo đại diện Ban quản lý Các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, do nằm ở vị trí đắc địa, là KCN duy nhất có mặt bằng sạch của tỉnh, nên rất nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đã trực tiết đến KCN Bá Thiện “đặt hàng”, làm việc việc nhà đầu tư để thuê lại vị trí nhằm thực hiện dự án, trong đó nhiều doanh nghiệp cam kết đầu tư những dự án hàng trăm triệu USD.

Hiện nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp này là Công ty HDTC đã cam kết sẽ xây dựng thành khu công nghiệp kiểu mẫu và đẹp nhất miền Bắc.

Theo khảo sát của PV, giá cho thuê bất động sản công nghiệp của một số tỉnh xung quanh TP HCM giao động từ 140 USD/2 – 150 USD/2 (như tỉnh Long An). Tại TP. HCM, giá cho thuê bất động sản công nghiệp đạt từ 300 – 350 USD/2, Hà Nội tiệm cận ở mức 350.

Riêng tại Vĩnh Phúc, giá cho thuê đất tại KCN Bá Thiện giao động từ 140 USD/m2 – 150 USD/m2. Do có vị trí thuận lợi, hạ tầng tốt nên các nhà đầu tư nhận định đây là mức giá phù hợp.

Các chuyên gia kinh tế dự báo rằng, không riêng gì giá cho thuê bất động sản công nghiệp Vĩnh Phúc đạt đỉnh mới, giá cho thuê đất công nghiệp của cả nước tới đây dự báo sẽ tăng cao, khi các “đại bàng” là những tập đoàn đa quốc gia tìm đến Việt Nam "làm tổ".

PV

Tin nổi bật