Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Làm 6 bộ đề thi trong một đêm, nữ sinh 17 tuổi xuất hiện hành vi hoang tưởng

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Để chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ cô gái 17 tuổi đã lao đầu vào giải đề kết quả sau khi giải liên tục 6 bộ đề thi nữ sinh 17 tuổi bắt đầu bị mất ngủ, miệng không ngừng nói nhảm, xuất hiện hành vi hoang tưởng.

Câu chuyện hy hữu của cô gái tên Tần Tần, 17 tuổi, là học sinh năm hai ở một trường cao trung tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc (tương đương lớp 11 ở Việt Nam).

Được biết, do sắp phải trải qua kỳ thi cuối kỳ nên cô gái 17 tuổi đã giải liên tục 6 bộ đề thi. Sau khi giải xong Tần Tần bắt đầu xuất hiện những trạng thái lạ như: mất ngủ, miệng không ngừng nói nhảm, có những hành vi hoang tưởng. 

Thấy con gái bỗng chốc thay đổi,  gia đình vội vàng đưa Tần Tần đến khoa phục hồi chức năng tâm lý của một bệnh viện để tìm hiểu tình hình của con gái.

Bác sĩ sau đó đã kê thuốc cho Tần Tần nhưng tình hình không cải thiện hơn, không những thế Tần Tần còn xuất hiện các triệu chứng như sốt, không thể giao tiếp với người khác, tê bì mặt và tay chân. Tái diễn vài lần, cha mẹ Tần Tần buộc phải đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Hán Khẩu ở Vũ Hán.

Sau khi giải xong 6 bộ đề thi trong 1 đêm cô gái xuất hiện tình trạng mất ngủ, miệng không ngừng nói nhảm, có những hành vi hoang tưởng. Ảnh minh họa 

Tại đây, Tần Tần được kiểm tra MRI đầu và chọc dò thắt lưng cô bé. Qua quá trình kiểm tra cẩn thận, các bác sĩ cuối cùng xác định cô gái 17 tuổi mắc bệnh não tự miễn dịch, đó là một bệnh viêm não do kháng thể kháng thụ thể NMDA tương đối nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến việc Tần Tần mắc bệnh não tự miễn dịch được bác sĩ lý giải như sau: “Cơ chế bệnh sinh cụ thể của bệnh não tự miễn dịch vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên quá mệt mỏi, giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch thấp đều là những yếu tố có thể gây ra bệnh. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải những bất thường về thần kinh, chẳng hạn như ảo giác, động kinh và rối loạn ý thức.

Cô bé Tần Tần đã phải chịu áp lực cao trong một thời gian dài lại thức khuya dẫn đến tinh thần kiệt quệ, khả năng miễn dịch giảm sút, cơ thể dễ bị các bệnh tự miễn dịch tấn công”.

Sau khi điều trị triệu chứng, Tần Tần dần hồi phục và đã được trở lại trường học.

Được biết, bệnh não tự miễn dịch hay viêm não NMDA là loại viêm não cấp tính hiếm gặp, bệnh gây nên do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại thụ thể Glutamate trong não (NMDA- N methyl D aspartate). Các thụ thể NMDA là các protein dẫn truyền các xung động thần kinh liên quan đến trí nhớ, ngôn ngữ và thần kinh tự chủ (nhịp tim, nhịp thở).

Có thể hiểu đơn giản hơn là hệ thống miễn dịch của cơ thể tự sản sinh ra một chất bảo vệ (còn gọi là kháng thể) chống lại chính một cấu trúc rất nhỏ trên bề mặt tế bào thần kinh ở não bộ (thụ thể N-methyl-D-aspartate). Tác động này làm tổn hại hệ thần kinh, đưa đến các biểu hiện tâm thần kinh của bệnh.

Đây là một căn bệnh rất hiếm nhưng rất nghiêm trọng, một khi nó xảy ra và không được điều trị kịp thời, có thể gây ra những hậu quả khó lường, khiến các tế bào miễn dịch nhầm mô não của chính mình thành kháng nguyên lạ và tiến hành một cuộc tấn công.

Cách thoát khỏi áp lực học tập:

- Tạo thói quen học tập tốt

- Chăm sóc cơ thể, ăn uống đầy đủ, thường xuyên tập thể dục nâng cao sức đề kháng

- Khi áp lực bạn có thể tìm cách thư giãn, giảm bớt căng thẳng như: Uống trà ấm, ăn socola, nghe nhạc, nghỉ ngơi, luyện tập hít sâu thở đều....

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật