Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Không la bàn định vị, tại sao chim bồ câu vẫn có thể đưa thư chính xác đến vậy?

(DS&PL) -

Nhiều người thường thắc mắc không hiểu bằng cách nào mà những chú chim bồ câu có thể tìm thấy đường về nhà khi bay cả hàng chục km.

Nhiều người thường thắc mắc không hiểu bằng cách nào mà những chú chim bồ câu có thể tìm thấy đường về nhà khi bay cả hàng chục km.

Từ hàng nghìn năm trước chim bồ câu đã được sử dụng như một "chiến sĩ" đưa thư - Ảnh: Minh họa

Chim bồ câu – "Chiến sĩ thông tin" đắc lực một thời

Chim bồ câu là biểu tượng hòa bình được nhiều người biết đến, tuy nhiên, loài chim mà con người thuần hóa lần đầu tiên cách đây hơn 5.000 năm này từng tham gia các cuộc chiến tranh với vai trò “chiến sĩ thông tin” - chuyển thư.

Bồ câu có khả năng vượt qua 1.000 km hoặc xa hơn để về nhà, đã được người Hy Lạp, La Mã, Ai Cập và Ba Tư cổ đại và sau đó người Gaul và người Đức cổ đại biết đến. Việc sử dụng chim bồ câu cũng rất đa dạng - không chỉ để chuyển mệnh lệnh, thông tin quân sự mà còn cả cho mục đích thương mại. Trước khi con người phát minh ra điện báo vào năm 1832, thư chuyển bằng bồ câu đã được sử dụng rộng rãi bởi các nhà môi giới và nhà tài chính của thị trường chứng khoán.

Khả năng tìm đường về nhà độc đáo của chim bồ câu đã không ngừng được con người hoàn thiện và củng cố thông qua việc chọn chim, lai tạo, nhân giống và huấn luyện. Những con chim bồ câu đưa thư tốt nhất tìm được đường về nhà cách hàng nghìn km và có thể làm được điều đó sau vài năm vắng mặt tại địa bàn. Ưu điểm của phương pháp liên lạc này là tốc độ bay của chim cao (không dưới 100 km/h; tối đa - có thể đạt tới 185 km/h).

Ngoài ra, do chim bồ câu bay trên trời nên có nhiều ưu thế trong việc vận chuyển thư tín, mệnh lệnh quân sự hơn so với con người. Loài vật này có thể bay nhanh và cao nên khó bị quân địch phát hiện và tiêu diệt.

Nếu đổi lại sử dụng binh sĩ làm nhiệm vụ đưa tin thì có thể bị kẻ địch phát hiện bắt giữ và giết chết. Theo đó, thông tin, mệnh lệnh không kịp thời chuyển đến nơi có thể gây thiệt hại lớn cho quân đội các nước.

Chim bồ câu có khả năng định vị vị trí rất tốt - Ảnh: Minh họa

Tại sao chim bồ câu định vị được đường đi?

Có nghiên cứu cho rằng chim bồ cầu dùng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn. Trong khi nhóm khác lại cho rằng chúng dựa vào môi trường tự nhiên thân quen và những cột mốc để nhận biết nơi nào là nhà.

Các nhà khoa học Anh từng chỉ ra loài bồ câu thường bay theo đường nhỏ tới quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay vòng quanh dù đường bay có thể sẽ tăng lên vài km.

Lúc bay theo cặp, loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ tìm được con đường ngắn hơn là khi bay một mình.

Tất cả các nghiên cứu chỉ là đưa ra bằng chứng lý giải cho khả năng đưa thư của chim bồ câu, chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, nơi sinh sống và cách huấn luyện. Các nghiên cứu có thể phủ nhận lẫn nhau, thế nhưng có một điều người ta không thể không thừa nhận, đó là khả năng tìm đường vô cùng thông minh và tuyệt vời của loài chim này.

Tuy nhiên, kể từ sau Chiến tranh thế giới 1, chim bồ câu đưa thư dần biến mất trên chiến trường do các chuyên gia sáng chế ra nhiều cách thức liên lạc mới trên chiến trường với ưu điểm nổi trội hơn.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật