Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khả năng chống lũ của đập Tam Hiệp như thế nào?

(DS&PL) -

Với kết cấu công trình vững chắc, ngay cả khi xảy ra trận lũ nghìn năm có một, đập Tam Hiệp vẫn sẽ không bị phá hủy.

Với kết cấu công trình vững chắc, ngay cả khi xảy ra trận lũ nghìn năm có một, đập Tam Hiệp vẫn sẽ không bị phá hủy.

Đập Tam Hiệp. Ảnh: Tân Hoa Xã

Từ đầu tháng 6 năm nay, Trung Quốc bắt đầu bước vào mùa mưa và nhiều trận mưa dông lớn đã trút xuống một vùng rộng lớn ở miền nam nước này, khiến nhiều tỉnh thành bị lũ lụt nghiêm trọng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi nỗ lực toàn diện để ngăn chặn lũ lụt và thảm họa địa chất, tăng cường công tác cứu hộ và cứu trợ, ưu tiên đảm bảo tính mạng và an toàn của người dân.

Lũ lớn cũng mang đến những đe dọa nghiêm trọng đối với địa chất và các công trình. Hôm 29/6, đập Tam Hiệp - dự án thủy điện lớn nhất thế giới, đã phải lần đầu mở cổng xả lũ trong năm, nhằm giảm áp lực nước từ lượng mưa lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử và đảm bảo khả năng ngăn lũ.

Trước đó, mức nước ở hồ chứa Tam Hiệp lên tới 147m, cao hơn mức cảnh báo lũ 2m. Thậm chí đã có những thông tin cho rằng đập bị biến dạng, nguy cơ vỡ cao và cần phải sơ tán người dân.

Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời khẳng định của nhà nghiên cứu Quách Tấn thuộc Viện nghiên cứu địa chấn Trung Quốc rằng "đập Tam Hiệp có thể chứa lượng nước vào lớn hơn nhiều so với lượng nước hiện nay".

Đập Tam Hiệp xã lũ hôm 29/6. Ảnh Tân Hoa Xã

Từ khi khởi công vào năm 1994, đập Tam Hiệp đã từng trải qua nhiều trận lũ lớn, như trận hồng thủy trên sông Dương Tử năm 1998 khiến khoảng 4.000 người thiệt mạng. Dù thời thời điểm này dự án Tam Hiệp vẫn chưa hoàn tất quá trình xây dựng, nhưng vẫn khiến người ta hoài nghi về khả năng chống lũ của đập này.

Sau đó, một loạt các báo cáo vào năm 2003, 2008 chỉ ra rằng thiết kế của đập có khả năng phòng chống lũ lụt tốt.Với việc được xây dựng bởi 27,2 triệu m3 bê tông và 463.000 tấn thép, đập Tam Hiệp như một bức tường thành bằng sắt. Thậm chí vũ khí bình thường khó có thể làm ảnh hưởng đến đập.

Ông Triệu Vân Phát, phó kỹ sư trưởng của trung tâm truyền thông điều phối tầng của Dự án Tam Hiệp, trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Ngay cả khi xảy ra trận lũ nghìn năm có một, phần chính của đập Tam Hiệp sẽ không bị phá hủy, dù một số chức năng của nó có thể bị ảnh hưởng".

Ông Triệu cho biết thêm rằng nhiệm vụ chính của đập Tam Hiệp là ngăn lũ và đảm bảo an toàn cho sự sống xung quanh hạ lưu dòng Dương Tử, đồng thời lợi dụng sức nước để tạo ra năng lượng mang lại lợi ích cho cuộc sống và kinh tế.

Đập Tam Hiệp như một bức tường thành bằng sắt thép. Ảnh: Tân Hoa Xã

Đập Tam Hiệp có sức chứa lên tới hơn 22 tỷ m3 nước với dung tích tối đa hơn 39 tỷ m3, một trận lũ thông thường hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của đập. Trong trường hợp lũ lớn, các biện pháp giám áp lực lên đập và hồ chứa sẽ được thực hiện.

Năm 2010, đập Tam Hiệp lần đầu tiên đối mặt với thách thách kiểm soát lũ lớn khi dòng chảy của trận hồng thủy khi đó lên tới 70.000 m3/s, nhiều hơn 20.000 m3 so với thạm hỏa lũ năm 1998. Kết quả, mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Mới đây nhất, khi đối diện với mực nước vượt mức cảnh báo lũ hồi cuối tháng 6/2020, đập Tam Hiệp đã thực hiện các biện pháp xả lũ để đảm bảo khả năng chống chịu của đập.

Dự án thủy điện đập Tam Hiệp lần đầu được lên ý tưởng bởi Tôn Trung Sơn trong bản thảo "Kiến quốc phương lược" vào năm 1919. Trải qua hơn hơn 80 năm, dự án Tam Hiệp mới được hoàn tất và đi vào sử dụng năm 2006. Đến năm 2018, sản lượng điện của Nhà máy thủy điện Tam Hiệp vượt quá 100 tỷ kWh, lập kỷ lục thế giới mới về sản lượng điện hàng năm của một nhà máy điện.

Khả năng chặn lũ và lợi ích kinh tế từ dự án đập Tam Hiệp đã được khẳng định, nhưng cũng giống như bao dự án thủy điện khác, đập Tam Hiệp vẫn phải nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dự luận, mà một trong những vấn đế tranh cãi nhất chính là tác động của nó tới môi trường.

Hoa Vũ (Theo Tân Hoa Xã, Sohu)

Tin nổi bật