Sữa đậu nành có chứa nhiều loại dinh dưỡng, tiêu biểu là protein thực vật, phospholipids, vitamin B1, B2, Niacin, sắt, canxi,… Sữa đậu nành được đánh giá là một trong những loại sữa giàu canxi nhất, ngoài ra còn có tác dụng giải nhiệt, hạ huyết áp, phòng ngừa các bệnh tiêu hóa.
Tuy nhiên, sữa đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi, vì thế có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng cho các đối tượng sau:
Bệnh nhân suy thận cần chế độ ăn ít đạm, trong khi đó đậu nành và các chế phẩm của chúng là những thực phẩm vô cùng giàu đạm, vậy nên các chất chuyển hóa sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận.
Ngoài ra, chất oxalat trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong máu để tạo ra sỏi thận. Chính vì vậy, những người bị sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
Sữa đậu nành có tính lạnh, những người khó tiêu, ợ hơi và chức năng tiêu hóa kém nên ít uống sữa đậu nành.
Sữa đậu nành có tính lạnh, những người khó tiêu, ợ hơi và chức năng tiêu hóa kém nên ít uống sữa đậu nành. Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày cũng không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành, để không kích thích tăng tiết quá mức axit dịch vị và làm bệnh nặng thêm, hoặc gây đầy hơi.
Những người có hệ đường ruột kém, bị viêm dạ dày, hay mắc chứng ợ hơi, đau bụng, đầy bụng,… không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân là do loại sữa này có tính lạnh, sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, khiến vấn đề tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì thế, đối tượng đầu tiên không nên uống sữa đậu nành là người bị viêm dạ dày cấp tính, mãn tính, ngoài ra cần hạn chế cả các thực phẩm chế biến từ đậu nành. Nếu đang mắc chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy thì tạm thời ngưng uống cho đến khi triệu chứng biến mất hoàn toàn.
Đậu nành có phytoestrogen có thể kích thích estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Những người có tiền sử ung thư tử cung, buồng trứng, vú không nên sử dụng.
Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin, trong khi đó đậu nành lại rất giàu purin. Purin là chất ưa nước nên sau khi xay đậu nành thì hàm lượng purin cao gấp mấy lần so với các sản phẩm làm từ đậu nành khác. Vậy nên người bệnh gout cần hạn chế uống sữa đậu nành, kiểm soát số lượng để đề phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả.
Những người sau khi phẫu thuật hoặc ốm đau, sức đề kháng của cơ thể yếu và chức năng tiêu hóa không tốt.
Những người sau khi phẫu thuật hoặc ốm đau, sức đề kháng của cơ thể yếu và chức năng tiêu hóa không tốt. Lúc này, nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành lạnh vì dễ bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng sữa chua trong thời gian phục hồi, có thể thúc đẩy tiêu hóa và bảo vệ chức năng đường tiêu hóa.
Mặc dù có tác dụng tăng sản sinh estrogen nhưng sữa đậu nành không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, nếu có chỉ dùng với 1 lượng nhỏ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thai phụ uống nhiều sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm đậu nành không gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở những người có tuyến giáp khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn nắc bệnh về tuyến giáp thì thực phẩm từ đậu nành sẽ gây cản trở cơ thể hấp thụ thuốc tuyến giáp.
Chức năng thận của người cao tuổi tương đối yếu và nếu ăn đậu nành, tức là chúng ta đã nhập vào cơ thể quá nhiều đạm thực vật trong quá trình ăn. Các chế phẩm từ đậu nành sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và có thể dẫn đến suy thận.
Nhiều người cao tuổi nếu sức khỏe tốt vẫn có thể ăn lượng đậu nành hợp lý, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều.
Nhiều người cao tuổi nếu sức khỏe tốt vẫn có thể ăn lượng đậu nành hợp lý, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều.
Trong sữa đậu nành có rất nhiều vi chất, nhưng không có kẽm, hơn nữa còn có chế ức chế cơ thể hấp thu kẽm là lectin và saponin hormone. Chỉ trừ khi đun sôi sữa đậu nành, chất này mới được loại bỏ và không gây tình trạng thiếu kẽm.
Những người dùng sữa đậu nành trong thời gian dài được khuyên nên bổ sung kẽm vi lượng định kỳ theo nhu cầu của cơ thể.